Một bé trai 10 ngày tuổi tại Indonesia đã thiệt mạng sau khi bà nội cho ăn cháo chuối. Câu chuyện này là lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh không nên cho con ăn dặm quá sớm.
Tất cả các bà mẹ đều mong muốn đem lại nguồn dinh dưỡng tốt nhất khi nuôi con. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là những người chăm sóc bé phải hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của bé dựa trên số tuổi, nhất là giai đoạn ăn dặm của trẻ sơ sinh.
Tầm quan trọng trong việc hiểu rõ được chế độ ăn uống của bé sơ sinh càng được nhấn mạnh khi một sự việc bi thảm đã xảy ra cách đây ít lâu ở Indonesia.
Chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn đặt khi qua 6 tháng tuổi. (Ảnh minh họa)
Có những lý do quan trọng khiến mẹ phải đợi cho đến khi con được 6 tháng tuổi mới giới thiệu thức ăn đặc:
– Thực phẩm rắn khó nuốt và tiêu hóa: Hệ thống tiêu hóa của bé chưa phát triển đầy đủ. Do đó, bé không thể tiêu hóa được các thực phẩm rắn một cách hiệu quả.
– Thực phẩm rắn không bổ dưỡng như sữa mẹ: Thực phẩm rắn có ít chất dinh dưỡng mà trẻ sơ sinh cần để phát triển khỏe mạnh.
– Cho bé ăn dặm quá sớm có thể dẫn tới một số vấn đề sức khỏe như chàm, dị ứng. Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa ăn dặm sớm và các bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh celiac khi bé lớn lên.
Trên thực tế, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Paediatrics vào năm 2013, nhiều bà mẹ cho con ăn dặm quá sớm mà không biết được những rủi ro tiềm tàng. Trong số 1300 bà mẹ đã tham gia nghiên cứu, 40% cho con ăn dặm khi con chưa đủ 6 tháng tuổi. Một nửa trong số đó được cho ăn dặm vào lúc 4 tháng tuổi. Thậm chí một nửa trong số đó còn được cho ăn thức ăn đặc khi bé mới được 1 tháng tuổi.
Không phải lúc nào trẻ khóc cũng là vì đói
Các bà mẹ cho trẻ sơ sinh ăn dặm vì cảm thấy bé đã đủ lớn để tiêu hóa thức ăn, cần bổ sung các chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ, hoặc sữa công thức. Một lí do khác là khi bé khóc mẹ tưởng bé đói nên cần cho ăn.
Sự thật là bé không khóc vì đói. Tất cả trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường khóc vì đó là cách duy nhất để giao tiếp với người lớn để được đáp ứng nhu cầu. Điều này có nghĩa không phải lúc nào bé khóc cũng là vì đói. Các nguyên nhân khiến bé khóc có thể bao gồm tã bé bị ướt, tiếng ồn lớn, bé lạnh hoặc muốn được bế.
Khi con khóc, hãy kiểm tra nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Nếu bé dưới 6 tháng tuổi liên tục khóc bất kể bé đang bú sữa mẹ, mẹ nên hỏi bác sĩ Nhi khoa.
Ngoài ra, người lớn không nên cho bé thức ăn rắn chỉ vì nghĩ bé đang đói. Những người chăm sóc bé (đặc biệt người lớn tuổi) cần được giáo dục kiến thức về chế độ dinh dưỡng của bé sơ sinh.
Sự thiếu hiểu biết trong việc nuôi dưỡng trẻ có thể dẫn đến nguy hiểm chết người.