Sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như mù lòa, bệnh phổi mãn tĩnh, nhiễm trùng tái phát.
Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có khả năng lây nhiễm rất cao do virus gây ra. Bệnh gây ra phát ban toàn thân và các triệu chứng giống như cúm bao gồm sốt, ho và sổ mũi.
Nội dung bài viết bao gồm:
Dấu hiệu trẻ bị sởi
Nguyên nhân trẻ bị sởi
Cách điều trị bệnh sởi cho trẻ
Trẻ bị sởi, khi nào là nguy hiểm
DẤU HIỆU TRẺ BỊ SỞI
Bệnh sởi có thể ủ bệnh từ 7 đến 21 ngày trong cơ thể bé sau đó sẽ phát ra bên ngoài. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh thường là ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt cao và mắt đỏ. Trẻ em bị bệnh cũng có thể có các hạt Koplik (những đốm nhỏ màu đỏ, ở giữa màu xanh hoặc trắng) xuất hiện bên trong miệng.
Phát ban sởi xuất hiện trong 3 đến 5 ngày sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Đồng thời bé có thể bị sốt cao lên tới 40°C. Các ban sởi thường có màu đỏ hoặc đỏ nâu, ấn vào sẽ biến mất. Thường ban sẽ xuất hiện trên trán rồi lan tới phần còn lại của mặt, sau đó xuống cổ và thân mình, tới cánh tay, chân và bàn chân. Sau vài ngày bé sẽ hết sốt và phát ban.
Cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả để tăng sức đề kháng. (Ảnh minh họa)
– Sử dụng máy làm ẩm phòng trong trường hợp bị bé bị ho hoặc đau họng.
– Bác sĩ có thể đề nghị bổ sung vitamin A. Cho bé uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Không để bé xem ti vi, máy tính, điện thoại, để tránh căng thẳng mắt.
– Vì bệnh sởi làm tăng mức độ nhạy cảm với ánh sáng nên hãy kéo rèm cửa để cho bé được thoải mái.
– Dùng bông mềm, sạch lau rửa mắt cho bé mỗi ngày.
– Trong giai đoạn lây nhiễm, bé nên nghỉ ở nhà để tránh lây nhiễm sang cho người khác.
TRƯỜNG HỢP NGUY HIỂM
Bệnh sởi có thể tự khỏi sau 7 đến 10 ngày chăm sóc. Tuy nhiên nếu bé có các dấu hiệu sau thì cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức:
– Bé có các biến chứng về mắt.
– Bé bị nhiễm trùng tai hoặc viêm tai giữa.
– Bé bị tiêu chảy.
– Bé nổi hạch.
– Bé bị suy dinh dưỡng.
– Bé bị loét miệng.
– Bé bị viêm phổi.
– Bé có triệu chứng mất nước.
– Bé khó thở.
Sởi có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài bao gồm mù, bệnh phổi mãn tính, suy dinh dưỡng và các bệnh nhiễm trùng tái phát. Nếu nhiễm trùng sởi là cấp tính, nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng khác sau vài tháng là rất cao. Khoảng một nửa trường hợp cấp tính được thấy ở trẻ dưới 1 tuổi và nguy cơ tử vong cũng cao.
Vì thế, khi thấy bé có các biểu hiện nghi bị sởi cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kỹ càng.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, hầu hết những bệnh nhân mắc sởi thể nhẹ có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Việc chăm sóc tại nhà phụ huynh cần chú ý những nguyên tắc quan trọng sau đây: – Cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo thịt, súp dinh dưỡng, sữa bột các loại… Bố mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn, mỗi bữa ăn ít một để giúp trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết. – Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường nhất là những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng. – Giữ vệ sinh thân thể tốt giúp da trẻ luôn sạch sẽ và khô thoáng để ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm vi khuẩn có thể gây nguy hiểm cho trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa. Lau người cho trẻ hằng ngày bằng khăn sạch, mềm. Thường xuyên rửa mặt, lau mồm cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ. – Uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế, nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt chloramphenicol 0,1% khoảng 3 – 4 lần/ngày. – Người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên rửa tay bằng thuốc sát khuẩn hoặc rửa tay với xà phòng, đeo khẩu trang. – Nếu thấy trẻ bị sốt và phát ban, phụ huynh nghi ngờ trẻ bị sởi nên đưa trẻ đến khám bệnh tại cơ sở y tế nhà nước như trạm y tế phường/xã, trung tâm y tế quận/huyện vì nếu đúng trẻ mắc sởi thì bác sĩ sẽ kê đơn và cấp phát vitamin A viên nang liều cao 100.000 đơn vị để bảo vệ đôi mắt của trẻ. – Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường, ví dụ đã hết sốt tự nhiên xuất hiện sốt lại, không hạ sốt sau khi dùng thuốc, ho nhiều hơn và có đờm, khó thở, tím tái, li bì, nôn trớ nhiều, trẻ có biểu hiện chói mắt hoặc đi ngoài hoặc có các biểu hiện bất thường khác… thì cần đưa đi cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. |