3 tuổi, bé cần học cách sáng tạo. 5 tuổi, bé cần nhận thức trong các mối quan hệ. 8 tuổi, bé phải biết độc lập…
Giai đoạn từ khi sinh ra tới khi bé bước vào lớp 1 là cả một quá trình phát triển và học hỏi không ngừng của bé. Trong khoảng thời gian này, từng bài học sẽ được bé tiếp thu để hoàn thiện nhận thức non nớt của mình. Mẹ hãy chú ý và đừng lơ là những sự thay đổi dù là nhỏ nhất ở con.
Bé 1 tuổi: Bồi dưỡng cảm giác an toàn
Đây là giai đoạn đầu tiên bé tiếp xúc với người thân, cha mẹ hãy kiên nhẫn và bao dung, che chở bé khỏi những tác động xấu. Hãy lưu ý từng hoạt động dù là nhỏ nhất của bé để tạo cho bé cảm giác an toàn từ cha mẹ và những người thân. Mẹ cần tránh những việc như để bé ngủ một mình quá sớm, đặt con chơi một mình lâu mà không quan tâm, để mặc bé trong lúc khó chịu hay đặc biệt không hù dọa bé…
Bé 2 tuổi: Bồi dưỡng cảm giác vui vẻ cho bé
Nụ cười cũng chính là một loại khả năng thu hút mọi người. Ở giai đoạn này, bé đã bắt đầu biết cười và tỏ thái độ với những sự việc xung quanh. Có lúc, bé sẽ mỉm cười khi nhìn thấy một ai đó cười nhưng cũng có khi, bé có thể tự cười khi thấy vui thích. Thời gian này vô cùng thích hợp để bố mẹ bồi dưỡng cảm xúc và khiến bé cảm thấy thích thú. Những nụ cười chính là phương thức để giao tiếp của bé với mọi người xung quanh.
Bé 3 tuổi: Sức sáng tạo
Ở tuổi này, bé bắt đầu có những hoạt động cùng với người thân như chơi đồ chơi, cùng làm những việc đơn giản… Những việc này khiến bé có thể tự mình sáng tạo với sự giúp đỡ của cha mẹ. Hãy để bé tự thân vận động, tự suy nghĩ và làm mọi thứ sáng tạo theo cách của bé. Hãy cho bé chơi những trò chơi có sức sáng tạo cao như xếp gỗ… Cha mẹ cũng đừng bắt con phải suy nghĩ giống như mình. Uốn nắn trẻ suy nghĩ cho đúng chứ không phải một bản sao.
Bé 4 tuổi: Năng lực từ ngôn ngữ
Đây là thời điểm bé phát triển cực tốt về ngôn ngữ. Mẹ có thể thấy bé rất thích nói chuyện dù rằng vẫn còn mắc nhiều lỗi. Cha mẹ và người thân không nên cười bé mà nên uốn nắn những sai lầm của bé. Hãy tạo cho bé cảm giác tin tưởng rằng biết sai mà sửa, chứ không được tự ti với cái sai của mình. Với 10 vạn câu hỏi vì sau, bé luôn rất cần cha mẹ kiên nhẫn giải đáp.
Bé 5 tuổi: Những nhận thức trong các mối quan hệ
Bé bắt đầu có những hạn chế về hành vi cư xử của mình với những người xung quanh. Bé có nhận thức rõ ràng với những người yêu quí và những người bé không thích. Thời điểm này, những lời khen ngợi đúng lúc của mẹ sẽ là nguồn động lực to lớn để bé biết đâu là đúng sai.
Bé 6 tuổi: Tính cách của bé đang hình thành
Thời gian này là giai đoạn mấu chốt để bé hình thành và bồi dưỡng nhân cách của mình. Bố mẹ thì không muốn nuông chiều những sở thích của con, muốn tạo cho con những thói quen tốt. Tuy nhiên,thói quen phải rèn từ nhỏ tới lớn, khi còn bé không uốn nắn thì lớn rất khó để sửa đổi. Cha mẹ hãy chú ý để hướng dẫn bé tránh những thói quen xấu và bồi dưỡng những thói quen tốt, tránh những người có tính cách xấu tiếp xúc sớm với trẻ.
Bé 7 tuổi: Bé bắt đầu có những suy nghĩ sâu sắc hơn
Có câu “7 tuổi giống người già”, những suy nghĩ đã bắt đầu thuần thục và chậm rãi biến đổi. Những việc bé làm đã không còn hoàn toàn là sự ngẫu hứng mà có sự suy tính đúng sai. Vì thế, cha mẹ phải dạy con cách đối diện với các vấn đề có thể xảy ra, học được cách suy nghĩ sao cho đúng đắn và xử lý tình huống nhanh nhạy.
Bé 8 tuổi: Tạo cho bé tính độc lập
Mốc 8 tuổi là khi bé hào hứng với mọi thứ, là giai đoạn vàng để hoàn thiện những kĩ năng thiết yếu. Cha mẹ nên tránh việc bắt con phải ngoan ngoãn phục tùng những yêu cầu của mình. Hãy để cho con độc lập hoàn thành những công việc của bản thân như tự đi học, tự lấy cặp sách, tự tìm kiếm bạn bè, chịu trách nhiệm với quyết định của mình… Hãy tạo cho con kỹ năng độc lập để có thể vượt qua được giai đoạn từ ham chơi để bắt đầu vào môi trường học tập khó khăn hơn của cấp tiểu học.