Nấc thường không ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp nấc có thể dẫn tới nôn trớ nên mẹ có thể tìm hiểu các phương pháp giúp bé hết nấc hiệu quả.
Nấc là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Rất nhiều bố mẹ lo lắng khi con bị nấc tuy nhiên nấc không gây ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến bé. Nấc cục cũng hiếm khi gây trở ngại hoặc ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của bé. Trên thực thế, nhiều bé vẫn có thể ngủ ngon lành dù đang bị nấc.
Tuy nhiên, nếu bố mẹ muốn chữa nấc cho bé nhanh chóng thì sau đây là một số cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh hiệu quả.
VỖ VÀO LƯNG CHO BÉ
Vỗ nhẹ vào lưng giúp bé hết nấc hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Nếu bé bị nấc khi đang bú thì mẹ nên dừng cho bé bú để nghỉ ngơi. Sau đó mẹ có thể dùng tay xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng vào lưng bé. Mẹ cần phải làm thật nhẹ nhàng và dứt khoát. Cách này sẽ giúp bé ợ hơi và khỏi nấc.
SỬ DỤNG NÚM VÚ GIẢ
Không phải lúc nào trẻ sơ sinh cũng bị nấc do việc bú sữa. Khi bé bắt đầu nấc cục, mẹ có thể cho bé mút núm vú giả. Điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành và có thể ngăn ngừa hiện tượng nấc cục hiệu quả.
MASSAGE LƯNG CHO BÉ
Massage lưng nhẹ nhàng giúp ngăn ngừa nấc cục ở trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa)
Massage lưng là một giải pháp hiệu quả giúp làm giảm bớt sự co thắt không tự chủ của cơ hoành. Mẹ giữ cho bé đứng thẳng, sau đó dùng bàn tay massage từ lưng lên vai của bé. Sau vài phút bé sẽ khỏi nấc.
GIỮ CHO BÉ THẲNG ĐỨNG
Bé có thể bị nấc do trào ngược dạ dày vì vậy mẹ có thể giữ cho bé đứng thẳng để giúp làm giảm cơn nấc. Các bác sĩ khuyên nên để bé đứng thẳng sau khi ăn khoảng 30 phút.
LÀM BÉ XAO NHÃNG
Mẹ hãy cho bé đồ chơi với đồ chơi yêu thích khi bé bị nấc. (Ảnh minh họa)
Nấc cục ở trẻ sơ sinh là do sự co thắt cơ, được kích hoạt bởi các xung đột thần kinh. Bởi vậy mẹ có thể làm thay đổi các kích thích thần kinh này bằng cách khiến cho bé phân tâm bằng đồ chơi. Khi bé bị nấc mẹ hãy cho bé chơi đồ chơi yêu thích hoặc chơi với bé để bé quên đi cơn nấc.
ĐỂ BÉ NGHỈ NGƠI VÀ Ợ HƠI SAU KHI BÚ
Nếu bé bị nấc khi đang bú thì bé nên dừng cho bé bú, để bé nghỉ ngơi. Thư giãn sẽ giúp bé hết nấc nhanh.
Bé bị nấc cũng có thể là do đầy hơi vì vậy mẹ có thể giúp giảm nấc bằng cách giúp bé ợ hơi sau khi bú. Mẹ dùng bàn tay chụm lại và vỗ nhẹ vào lưng bé để giúp bé ợ hơi dễ dàng. Phương pháp này cũng giúp hạn chế nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
ĐỂ NẤC TỰ HẾT
Nếu mọi phương pháp đều không thành công thì mẹ hãy để bé tự hết nấc. Mặc dù nấc gây khó chịu cho người lớn nhưng lại không ảnh hưởng gì nhiều đến trẻ sơ sinh.
Nếu bé tiếp tục nấc trong vài giờ hoặc nhiều hơn một ngày thì hãy cho bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây nấc.
Thông thường, chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ nhú vào giai đoạn 6 tháng tuổi và hoàn thiện đầy đủ khi được 3 tuổi. Trong giai đoạn mọc răng, trẻ sẽ phải đối mắt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là hiện tượng sốt mọc răng. Từ đó gây ra những hậu quả mà cha mẹ không lường trước được, cụ thể như trường hợp bé trai 11 tháng tuổi (Hà Nội) suýt tử vong do sốt mọc răng xảy ra vào đợt Tết Nguyên đán vừa qua. Chắc chắn cha mẹ có con trong giai đoạn mọc răng sẽ có rất nhiều thắc mắc về vấn đề này. Mời quý độc giả gửi câu hỏi liên quan đến chủ đề Mọc răng ở trẻ về hòm thư lamme@eva.vn để được các chuyên gia Nhi khoa hàng đầu giải đáp. Câu hỏi của bạn sẽ được giải đáp và đăng tải trên chuyên mục Làm mẹ lúc 11h00 thứ 6 ngày 16/3/2018. |