Hiện nay, nhiễm vi khuẩn HP ngày một phổ biến chiếm tới nửa dân số thế giới, tuy nhiên không có quá nhiều người quan tâm đến vi khuẩn HP này mà không hề biết nó vô cùng nguy hiểm nó chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm loét dạ dày, các bệnh dạ dày thậm chí ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori, hoặc H. pylori) là một loại xoắn khuẩn sống trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày.
Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, qua nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Loại vi khuẩn này cũng lây nhiễm từ người này sang người khác, khi tiếp xúc với dịch tiết cơ thể người bệnh (nước bọt, nước mũi, phân…).
Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể, vào lớp nhầy dạ dày, có thể gây viêm loét, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Loét dạ dày và ung thư dạ dày
Vi khuẩn HP có thể làm viêm niêm mạc dạ dày. Đó là lý do tại sao bệnh nhân cảm thấy đau dạ dày hoặc buồn nôn. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ dẫn đến loét dạ dày, nặng hơn khi vết loét gây chảy máu, thủng dạ dày.
Các nghiên cứu cho thấy, những người bị nhiễm vi khuẩn HP có khả năng mắc ung thư dạ dày cao hơn gấp 8 lần. Tuy vậy, vi khuẩn HP không phải là nguyên nhân duy nhất, bởi lý do còn có hút thuốc lá, ăn ít trái cây, rau củ và tiền sử phẫu thuật dạ dày…
Nhiễm vi khuẩn HP không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng, một số người thường không có triệu chứng gì, chỉ phát hiện có HP khi tiến hành nội soi hoặc bệnh đã trở nặng. Còn một số người, nhiễm vi khuẩn HP có thể gây ra các triệu chứng của bệnh lý dạ dày như:
- Đau hoặc rát trong ruột
- Đau dạ dày nặng hơn nếu bụng đói
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Buồn nôn
- Ợ hơi rất nhiều
- Đầy hơi, chướng bụng
- Giảm cân bất thường.
Đi khám ngay nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu sau:
- Đau dạ dày nghiêm trọng, không giảm
- Khó nuốt
- Phân có máu, màu đen
- Nôn ra máu hoặc trông như bã cà phê.
- Làm thế nào để chẩn đoán vi khuẩn HP?
Nếu bác sỹ cho rằng có thể bạn bị nhiễm vi khuẩn HP, bạn sẽ phải làm một số xét nghiệm sau:
- Nội soi: Cách tốt nhất để kiểm tra xem có bị nhiễm vi khuẩn HP không là kiểm tra niêm mạc dạ dày. Tùy từng trường hợp mà bác sỹ có thể cho bạn dùng thuốc trong khi làm thủ thuật này. Ống nội soi sẽ được đưa vào miệng, qua cổ họng, đến dạ dày. Bác sỹ sẽ tìm hiểu dấu hiệu nhiễm trùng và lấy một mẫu mô nhỏ từ lớp nhầy dạ dày. Mẫu sẽ được kiểm tra trong phòng thí nghiệm để xem có nhiễm trùng hay không.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu rất dễ thực hiện, có thể cho thấy dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, xét nghiệm này không cho biết nhiễm trùng đang hoạt động hay đã tồn tại từ trước.
- Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân để tìm protein là dấu hiệu của vi khuẩn HP. Xét nghiệm này có thể xác định nhiễm trùng hoạt động và cũng có thể được sử dụng để kiểm tra xem nhiễm trùng đã được loại bỏ sau khi điều trị hay chưa.
Nhiễm vi khuẩn HP: Điều trị như thế nào?
Nếu đã được chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP, bác sỹ sẽ kê hai hoặc ba loại thuốc kháng sinh kết hợp. Ví dụ như: amoxicillin, tetracycline, metronidazole hoặc clarithromycin. Bạn sẽ dùng thuốc kháng sinh trong tối đa 2 tuần.
Hãy uống thuốc kháng sinh đúng liều quy định, ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.
Bác sỹ cũng kê đơn thuốc giảm acid dạ dày. Chúng có thể bao gồm thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn H2 hoặc bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol, Bismatrol). Thuốc này cũng giúp thuốc kháng sinh hoạt động tốt hơn vì nó làm dịu viêm trong dạ dày.
Khoảng 1 tháng sau khi kết thúc đợt điều trị bằng kháng sinh, bác sỹ sẽ thực hiện xét nghiệm để chắc chắn là vi khuẩn HP đã được điều trị thành công. Nếu vẫn còn dấu hiệu nhiễm trùng, bạn có thể cần phải dùng thêm thuốc kháng sinh. Tỉ lệ thành công của các phác đồ kháng sinh hiện nay chỉ đạt 62,5% do tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc. Để đói phó với tình trạng này, Giáo sư Tiến sỹ Christine Lang – Giáo sư về vi sinh và sinh học phân tử tại đại học Kỹ thuật Berlin đã nghiên cứu thành công Pylopass – có khả năng diệt trừ vi khuẩn HP. Khi kết hợp cùng phác đồ kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị HP và giảm nguy cơ tái phát.