Theo như đánh giá của phòng vé máy bay ADC thì nhu cầu đặt vé máy bay đi Hà Nội trong vài năm nay có xu hướng tăng cao và sẽ trở thành phổ biến. Từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội hành khách thường sử dụng 2 phương tiện phổ biến là đi bằng tàu hỏa và máy bay, trong đó vé tàu hỏa có giá vé trung bình từ 1,087,000 đồng cho 1 vé ghế ngồi mềm có điều hòa, vé máy bay đi Hà Nội giá rẻ cũng từ 599,000 đồng tùy theo thời điểm đặt vé.
Nếu so sách các phương tiện di chuyển từ TPHCM đến Hà Nội thì đi bằng máy bay là tiện lợi và nhanh chóng nhất, giá vé máy bay đi Hà nội cũng tương đối rẻ tùy theo ngày đặt vé. Mua vé máy bay từ TPHCM đi Hà Nội hiện tại có 3 hãng hàng không cung cấp vé máy bay là Vietnam Airlines, Jetstar và Vietjet Air với các mức giá vé máy bay đi Hà Nội như sau mà quý khách có thể tham khảo đặt vé :
(Giá vé máy bay tham khảo chưa bao gồm thuế và phụ phí)
Phòng vé máy bay ADC với tư cách là đại lý cấp 1 từ các hãng Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar thì Việt Mỹ chuyên cung cấp vé máy bay giá rẻ đi Hà Nội từ các tình như vé máy may Buôn Ma Thuột Hà Nội, vé máy bay Huế đi Hà Nội, vé máy bay Cần Thơ Hà Nội, vé máy bay Nha Trang Hà Nội, vé máy bay Đà Lạt Hà Nội, vé máy bay Pleiku Hà Nội, vé máy bay Đà Nẵng Hà Nội, vé máy bay Quy Nhơn Hà Nội, vé máy bay Điện Biên Hà Nội, vé máy bay Tam Kỳ Hà Nội, vé máy bay Đồng Hới Hà Nội, vé máy bay Tuy Hòa Hà Nội, vé máy bay Sài Gòn Hà Nội, vé máy bay Vinh Hà Nội …
Hỗ trợ báo giá và đặt vé máy bay đi Hà Nội Quý khách vui lòng liên hệ:
* Hotline: 0904 333 725 – 0902 457 325
Mua vé máy bay đi Hà Nội tại ADC dễ dàng và rẻ hơn nhiều đại lý khác :
– Cập nhật thường xuyên giá vé máy bay và các chương trình khuyến mại trực tiếp từ hãng Jetstar, Vietjet Air, Vietnam Airlines.
– Tư vấn và báo giá vé máy bay rẻ nhất trên hệ thống tại thời điểm đặt vé
– Đặt và giữ chỗ miễn phí đối với các loại vé máy bay thông thường.
– Đặt vé máy bay đi gấp với phương thức thủ tục đơn giản nhanh chóng.
– Hình thức thanh toán và nhận vé linh hoạt .
– Giao vé máy bay miễn phí trong phạm vi 10km.
– Hỗ trợ 24/7 qua hotline: 0904 333 725 – 0902 457 325
Mọi thông tin thắc mắc hoặc đặt vé máy bay đi Hà Nội quý khách có thể liên hệ trực tiếp các tư vấn viên phòng vé qua các số điện thoại:
* Tư vấn viên: 0904 333 725 – 0902 457 325
Giới thiệu về Hà Nội
Hà Nội nằm ở hai bên bờ của con sông Hồng, cách thành phố Hồ Chí Minh 1760 km. Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; phía Nam giáp Hà Nam và Hà Tây, phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ.
Hà Nội có quá trình lịch sử lâu dài, nhiều công trình văn hóa kiến trúc, di tích lịch sử nổi tiếng. Hà Nội là điểm thu hút du khách quốc tế lớn nhất ở Việt Nam bởi dáng vẻ cổ kính, trầm mặc, thanh lịch và vẻ đẹp tiềm ẩn ở thành phố ngàn năm văn hiến này…
Hà Nội có khí hậu đặc trưng của Bắc Bộ, nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè, mưa ít, lạnh và hanh khô vào mùa đông. Là một thành phố có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước nhất Việt Nam.
Các địa điểm tham quan du lịch tại Hà Nội:
Hồ Hoàn Kiếm:
Đẹp như một lẵng hoa giữa lòng thành phố, hồ Hoàn Kiếm được bao quanh bởi các đường phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay. Ba con phố này dài khoảng 1.800m. Mặt nước hồ là tấm gương lớn soi bóng la đà những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các toà nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh.
Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh trong. Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gọi tắt là hồ Gươm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.
Đền Ngọc Sơn:
Đền được xây dựng trên đảo Ngọc, trong hồ Hoàn Kiếm cùng với Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc (cầu đậu nắng ban mai), lầu Đắc Nguyệt (lầu được trăng), đình Trấn Ba (đình chắn sóng) và đền chính hợp thành cụm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật và danh lam, thắng cảnh tiêu biểu của thủ đô.
Tháp Hòa Phong:
Tháp đứng trên vỉa hè bên phía hồ Hoàn Kiếm đối diện với Trung tâm Ngoại vụ Bưu điện Hà Nội qua trục đường Đinh Tiên Hoàng.Đây là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân, còn gọi là chùa Quan Thượng, một quần thể kiến trúc Phật giáo nổi tiếng một thời.
Chùa Một Cột:
Là một cụm kiến trúc gồm ngôi chùa và tòa đài xây dựng giữa hồ vuông. Cả cụm có tên là đài Liên Hoa. Đài này lâu nay quen gọi là chùa Một Cột, hình vuông, mỗi bề 3m, mái cong, dựng trên cột đá hình trụ. Cột có đường kính 1,20m; cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi đài dựng bên trên khác nào một đóa hoa sen vươn thẳng trên khu ao hình vuông có lan can bằng gạch bao quanh. Từ bên ngoài có lối nhỏ bằng gạch đi qua ao đến một chiếc thang xinh xắn dẫn lên Phật đài. Trên cửa Phật đài có biển đề “Liên Hoa đài” (Đài hoa sen) ghi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây chùa.
Thành cổ Hà Nội:
Thành cổ xưa nằm trong một khuôn viên khá rộng, phía tây giáp phường Hoàng Diệu, phía đông giáp đường Nguyễn Tri Phương, phía nam giáp đường Trần Phú, phía bắc giới hạn bởi phố Phan Đình Phùng, thuộc quận Ba Đình.
Ở phía nam thành cổ Hà Nội, còn lưu lại một phần kiến trúc của trường đại học đầu tiên ở Việt Nam: Văn Miếu – Quốc Tử Giám khởi dựng vào đầu thế kỉ XI dưới thời nhà Lý.
Cột Cờ:
Cột cờ là một trong những công trình kiến trúc thuộc khu vực thành cổ Hà Nội còn nguyên vẹn.Cột cờ nằm trong khuôn viên Bảo tàng Quân đội, đường Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình.
Hồ Trúc Bạch:
Hồ Trúc Bạch cách Hồ Tây bởi con đường Thanh Niên. Đường Thanh Niên có từ năm 1957 – 1958 theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi hồ được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản mở rộng như ngày nay. Trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp được đắp ngăn một góc Hồ Tây.
Phủ Chủ tịch:
Phủ Chủ tịch là toà nhà bốn tầng nhìn ra đường Hùng Vương, được xây dựng năm 1901. Thời Pháp thuộc, đây là nơi ở và làm việc của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương (có tên là Phủ Toàn quyền). Hiện nay, địa điểm này là nơi các vị đứng đầu Nhà nước ta tiếp đón các đoàn khách quan trọng nước ngoài và là nơi để các đại sứ các nước đến trình quốc thư.Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì nhiều cuộc họp Hội đồng Chính phủ.
Quảng trường Ba Đình:
Quảng trường Ba Đình là trái tim của Hà Nội. Tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và cả nước. Quảng trường là nơi chứng kiến hàng trăm nghìn người về dự lễ Độc lập ngày 2-9-1945
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Lăng là nơi giữ gìn thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có mặt chính nhìn ra Quảng trường Ba Đình lịch sử. Đây là kết quả lao động sáng tạo của các nhà khoa học Nga và Việt Nam. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi an nghỉ vĩnh hằng của người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Nhà sàn Bác Hồ:
Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17-5-1958 cho tới khi Người qua đời.
Nhà Hát Lớn:
Nhà hát lớn Hà Nội là công trình văn hoá vào bậc nhất nước ta được xây dựng vào năm 1902 và khánh thành năm 1911.
Thư viện quốc gia:
Nằm trên phố Tràng Thi, Thư viện Quốc gia là thư viện tổng hợp lớn nhất của Việt Nam. Thành lập khoảng năm 1919 và mang tên toàn quyền Đông Dương Pi-e Pát ki ơ, vào lúc phát triển nhất (năm 1939), thư viện có 92.163 cuốn sách, trong đó khoảng hai phần mười là sách tiếng Việt.
Khu phố cổ Hà Nội:
Từng được các du khách phương Tây ví với thành Venice cổ kính, cho đến hôm hay vẫn là khu phố cổ xưa độc đáo ở Việt Nam.
Khu phố cổ Hà Nội thường được gọi là khu 36 phố phường nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc quận Hoàn Kiếm, có diện tích là 100 ha, được giới hạn phía bắc là đường Hàng Đậu, phía nam là các đường phố Hàng Bông – Hàng Gai – Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía đông là đường Trần Nhật Duật – Trần Quang Khải, phía tây là đường Phùng Hưng.
Ngôi nhà cổ 87 Mã Mây:
Ngôi nhà được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX. Với kiến trúc kiểu nhà truyền thống: giữa các lớp nhà có sân trong để lấy gió và ánh sáng, tầng một (phần tiếp giáp mặt phố) dùng để bán hàng, phía trong để ở và sản xuất, phần trong cùng là bếp và khu vệ sinh. Tầng hai, phòng ngoài để thờ và tiếp khách, phòng trong là nơi ở. Ngôi nhà còn được giữ lại các chi tiết kiến trúc cổ Hà Nội.
Ngôi nhà cổ 38 Hàng Đào:
Ngôi nhà được cải tạo, bảo tồn từ đầu năm 2000 và khánh thành vào tháng 4 năm 2000. Nơi này giới thiệu kỹ thuật xây dựng truyền thống, kết hợp kỹ thuật tôn tạo hiện đại cũng như những thông tin về bảo tồn, tôn tạo phố cổ.
Ô Quan Chưởng:
Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của toà thành Thăng Long cũ xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay.
ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY ADC
Địa chỉ:1006 Trường Sa, P.12, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: 0904 333 725 – 0902 457 325
Facebook & Zalo: 0904333725
Facebook: facebook.com/vemaybayadcgiare
Email: vemaybayadc@yahoo.com.vn
Wedsite: vemaybayadc.com