Đầu tiên, hãy cùng khám phá em bé phát triển như thế nào trong tuần này nhé!
Tuần thứ tư đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phôi thai. Trong giai đoạn từ tuần thứ 4 cho đến khi bào thai đã hình thành được 10 tuần, tất cả các cơ quan trong cơ thể bé sẽ bắt đầu hình thành, phát triển và thậm chí một vài cơ quan đã bắt đầu đi vào hoạt động. Cũng chính vì thế, trong giai đoạn này, thai nhi sẽ rất dễ bị tổn thương và ảnh hưởng bởi những yếu tố cản trở sự phát triển của nó.
Trong giai đoạn này, đứa trẻ mới chỉ là một phôi thai có kích thước tương đương một hạt hoa anh túc, chứa đựng trong đó 2 lớp tế bào: ngoại bì và nội bì. Từ 2 lớp đó, tất cả các cơ quan và bộ phận trên cơ thể em bé sẽ phát triển.
Thời kì nguyên thủy của nhau thai cũng được tạo nên từ 2 lớp tế bào. Kết thúc tuần thứ 4, những tế bào đó bước đầu đi vào hoạt động và dần dần tạo thành 1 cái rãnh nhỏ trong lớp lót ở tử cung của mẹ bầu. Đồng thời, quá trình này cũng tạo ra những khoảng trống cho đường truyền của máu sao cho nhau thai có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và oxy cho sự phát triển đầy đủ của thai nhi.
Giai đoạn này cũng chính là thời kì phát triển của túi ối – “ngôi nhà” của em bé trong bụng mẹ. Dung dịch chất lỏng trong túi ối – gọi là nước ối – sẽ là chất nệm cho em bé phát triển, đồng thời bảo vệ bé khỏi những tác động bên ngoài. Bên cạnh đó, noãn hoàn sẽ trợ giúp sự hình thành tế bào hồng cầu của bé và thúc đẩy sự vận chuyển chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi cho đến khi nhau thai đã phát triển toàn diện và sẵn sàng để đảm nhiệm nhiệm vụ này.
Cuộc sống của mẹ sẽ thay đổi ra sao trong những tuần này nhỉ?
Trong giai đoạn này, chắc chắn sẽ có nhiều lần mẹ tự hỏi liệu mình có phải đang thai nghén? Để có kết quả chính xác nhất, hãy đợi đến cuối tuần thứ 4 này để tiến hành thử thai tại nhà nhé! (Mẹ có thể thử ngay bây giờ nếu muốn nhưng kết quả kiểm tra trong tuần này vẫn có khả năng không chính xác).
Nếu kết quả kiểm tra dương tính, hãy sắp xếp đến bệnh viện để kiểm tra để được sắp xếp lịch hẹn khám thai cho những lần tiếp theo. Nếu mẹ đang dùng bất cứ loại thuốc nào, hãy hỏi bác sĩ để biết liệu nó có an toàn để tiếp tục sử dụng khi bầu bí không.
Đây cũng là thời điểm mẹ nên bổ sung ít nhất 400 microgram folic acid mỗi ngày, đồng thời phải xét nghiệm để bổ sung thêm sắt, canxi,… (nếu thiếu). Chế độ ăn của mẹ cũng cần được lưu tâm hơn với những thực phẩm lành mạnh nhất, cần ngay lập tức “chia tay” rượu, bia và các chất kích thích, hạn chế đồ ngọt, nước uống có gas,…
6 tuần tiếp đến sẽ là thời điểm then chốt cho sự phát triển của bé. Các phiên bản thô sơ của nhau thai và dây rốn – bộ phận làm nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cũng như oxy cho cơ thể bé vẫn phải hoạt động thường xuyên và bảo đảm. Thông qua nhau thai, cơ thể bé sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng mà mẹ cung cấp. Vì thế, hãy đảm bảo rằng chế độ dinh dưỡng của mẹ là tốt nhất và an toàn cho bé yêu.
Mặt khác, một số mẹ khi thử thai tại nhà vẫn chưa thấy “2 vạch” thì hãy kiên nhẫn chờ đến tuần sau để kiểm tra lại nhé! Trong 1 vài trường hợp thì kiểm tra nước tiểu không thể phát hiện ra sự hình thành của thai nhi trong vòng 4 tuần đầu đâu.