Bé yêu đã lớn như một trái táo
Con đã lớn như một trái táo nhỏ rồi mẹ ạ. Con cũng đang bận rộn vận chuyển nước ối qua đường mũi và ống hô hấp trên để thúc đẩy sự phát triển của túi khí trong phổi. Chân bé đã dài hơn tay rồi đấy. Các chi và các khớp nối cũng trở nên linh động hơn. Mặc dù mi mắt vẫn nhắm chặt nhưng bé cực kì nhạy cảm với ánh sáng. Chẳng hạn như khi mẹ chiếu ánh sáng của đèn pin lên bụng, bé có thể xoay người để tránh ánh sáng.
Tuần này con chưa thể cảm nhận được mùi vị nhưng các giác quan trong cơ thể con cũng đang dần được hình thành.
Mẹ thay đổi ra sao trong tuần này?
Mẹ có thể tăng cân nhanh chóng trong giai đoạn này. Mặc dù đã khá quen với những triệu chứng bầu bí, mẹ đôi khi vẫn thấy lo lắng bởi những thay đổi lạ lẫm khi mang thai. Thỉnh thoảng, mẹ có thể thấy mũi ửng đỏ, lỗi này là do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể và sự lưu thông của máu tới màng nhầy thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, mẹ có thể chảy máu cam ở mũi. Hiện tượng này xảy ra khi lượng máu trong cơ thể tăng lên và các mạch máu trong mũi giãn ra.
Từ tuần này cho đến khi thai nhi được 18 tuần tuổi, mẹ có thể tiến hành thí nghiệm chọc ối để xét nghiệm, kiểm tra tình trạng sức khỏe của con. Thí nghiệm chọc ối giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của sự rối loạn gen di truyền hay nhiễm sắc thể không bình thường.
Cảm nhận những cử động của bé
Mẹ có thể cảm nhận được cử động của con trong khoảng tuần 16 đến tuần 22. Những bà mẹ mang thai lần 2 sẽ dễ dàng cảm nhận được những cú đạp nhẹ hay những cử động mạnh của con trong cơ thể hơn là những phụ nữ mang thai lần đầu. Những bà mẹ có thân hình mảnh hơn có thể cảm nhận thấy con cử động sớm hơn những bà mẹ khác.
Mẹ sẽ cảm giác như có một chú cá vàng đang bơi tung tăng trong bụng mẹ, một chú bướm đang chập chờn nhảy múa, tiếng rơi nhẹ của nước, hay tiếng vỡ nhẹ của bong bóng. Đầu tiên, mẹ cứ ngỡ như những cử động này là sự xì hơi của bụng hay tiếng kêu khi đói thông thường. Nhưng khi mẹ bắt đầu cảm nhận được nó thường xuyên hơn, mẹ có lẽ sẽ thấy sự khác biệt trong đó.
Giai đoạn sau của quý 2 này, mẹ có thể cảm nhận thấy con đạp rõ rệt hơn. Tuy nhiên, nếu mẹ để ý thấy sự cử động của con trong cơ thể giảm đi rõ rệt, mẹ nên hỏi bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Mẹ làm gì tuần này?
Hãy nói chuyện với con nhiều như có thể mẹ nhé. Hãy cân nhắc một vài gợi ý từ chuyên gia như đọc sách, báo hoặc sẻ chia những bí mật, những điều ước của mẹ với con. Điều này sẽ giúp con phát triển tốt hơn, đặc biệt kĩ năng ngôn ngữ của con sau này.