Đẻ thường là điều ai cũng muốn nhưng không phải mẹ nào cũng có thể sinh nở bằng cách này. Đó là lý do nhiều mẹ phải nhờ đến các dụng cụ trợ sinh để công cuộc lâm bồn dễ dàng hơn. Có thể mẹ sẽ phải dùng đến các dụng cụ trợ sinh như dụng cụ mút, kẹp để ca đẻ diễn ra nhanh chóng, an toàn cho cả mẹ con. Tuy nhiên, mẹ đã biết rõ về các dụng cụ trợ sinh này? Thực tế, không phải trong trường hợp nào mẹ cũng có thể dựa vào chúng vì các dụng cụ trợ sinh có liên quan đến các tai biến cho trẻ như tổn thương hộp sọ, cổ, xuất huyết võng mạc (chảy máu trong mắt) và thậm chí là tử vong. Hãy đọc và tìm hiểu thêm nhiều thông tin về các dụng cụ trợ sinh trong bài viết này.
Dụng cụ ống mút trợ sinh.
Dụng cụ trợ sinh là gì?
Dụng cụ trợ sinh là những dụng cụ hỗ trợ việc sinh con nhanh hơn bằng cách tác động lực vào em bé để kéo em bé ra ngoài bụng mẹ, đồng thời giảm bớt đau đớn cho mẹ. Các dụng cụ trợ sinh phổ biến bao gồm ống mút và kẹp. Những dụng cụ trợ sinh này nhìn có vẻ đáng sợ, nhưng chúng được đặt vào tay những bác sĩ sản khoa có chuyên môn, bạn yên tâm rằng chúng giúp bạn sinh con nhanh, dễ dàng và an toàn hơn, đặc biệt là với phương pháp sinh thường.
Dụng cụ kẹp trợ sinh.
Bạn có cần gây mê hoặc làm các thủ tục khác khi dùng dụng cụ trợ sinh?
Nếu màng nước ối chưa vỡ, bác sĩ sẽ làm vỡ màng ối trước sau đó sử dụng một ống thông bàng quang để làm cạn nước tiểu. Nếu bạn chưa được gây tê màng cứng, bạn có thể cảm nhận được những kích thích ở khối âm hộ của mình. Việc gây tê bằng cách tiêm vào thành âm đạo có thể sẽ cần thiết để làm tê toàn bộ bộ phận sinh dục của bạn trước khi sinh.
Bên cạnh đó, bạn có thể cần phải rạch 1 đường ở tầng sinh môn. Đó là một vết cắt nhỏ ở mô giữa âm đạo và hậu môn. Đặc biệt, vết rạch đó giúp kẹp tiến sâu vào ống sinh để lôi em bé ra. Bác sĩ sẽ vừa dùng kẹp và tay để kéo em bé ra một cách nhẹ nhàng đồng thời giữ em bé an toàn trên tay của mình.
Những điều cần biết về dụng cụ mút
Dụng cụ mút có hình giống như một chiếc cốc nhỏ hình tròn và linh hoạt giúp mút đầu em bé theo hướng ra ngoài ống sinh. Chiếc mút đó được kết nối với một chiếc bơm hút điện hoặc có tay cầm nhỏ hoạt động theo cơ chế bơm hút chân không để giữ đầu em bé bám chặt vào chiếc mút. Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn thở và rặn để đẩy đầu em bé ra, trong khi đó bác sĩ sẽ nhẹ nhàng dùng mút để mút đầu em bé ra ngoài.
Những biến chứng nghiêm trọng cho em bé khi sử dụng phương pháp trợ sinh này có thể là tổn thương hộp sọ nếu vị trí đặt ống mút là ở thóp mềm của trẻ. Tuy nhiên, các trường hợp này tương đối hiếm. Thông thường, em bé được sinh ra bằng dụng cụ trợ sinh này thường có một vết bầm lớn ở trên đỉnh đầu. Nhưng vết đó sẽ biến mất trong vòng một vài tuần hoặc lâu hơn. Nếu em bé không có vết bầm lớn, bé có nguy cơ bị bệnh vàng da do nhiều tế bào máu đỏ ở khu vực dụng cụ mút tác động bị vỡ và giải phóng bilirubin, một thành phần trong máu gây bệnh vàng da.
Vết bầm do dùng ống mút trợ sinh trên đầu em bé.
Ngoài ra, do áp lực từ phía trên đầu của bé, xuất huyết võng mạc (chảy máu trong mắt) cũng có nhiều khả năng xảy ra. Nhưng các mẹ không nên quá lo lắng, tình trạng này nghe có vẻ nguy hiểm nhưng chúng sẽ nhanh khỏi và không gây ra hậu quả lâu dài.
Đối với mẹ, dụng cụ mút trợ sinh có thể làm tăng nguy cơ bị rách âm đạo, tầng sinh môn và cơ vòng hậu môn của bạn.
Những điều cần biết về dụng cụ kẹp
Dụng cụ kẹp trợ sinh có hình thìa được đặt vào âm đạo của bạn để kẹp vào hai bên đầu của bé. Khi bạn rặn đẻ, bác sĩ sẽ cầm cán của dụng cụ kẹp và nhẹ nhàng kéo em bé hướng ra ngoài ống sinh. Em bé của bạn có thể sẽ có vết bầm bím ở cổ trong một vài ngày khi dùng dụng cụ trợ sinh này. Trong những trường hợp bị tổn thương nhiều hơn, đó có thể là các vết xước ở da, mụn rộp và tổn thương dây thần kinh mặt.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng sử dụng dụng cụ kẹp trợ sinh nguy hiểm cho mẹ hơn là cho em bé vì kẹp có thể làm tăng nguy cơ bị rách cổ tử cung, âm đạo, tầng sinh môn và cơ thắt hậu môn của mẹ.
Dụng cụ kẹp trợ sinh khi đưa vào tử cung của mẹ.
Phục hồi sau khi dùng dụng cụ trợ sinh
Bạn hãy xác định rằng các dụng cụ trợ sinh sẽ làm bạn bị tổn thương vùng kín rất đau và bạn cần phải có kế hoạch chăm sóc, dưỡng thương vùng kín đặc biệt sau khi sinh con xong. Bạn phải mất một vài tuần để vết thương lành hoàn toàn. Những mô xung quanh khu vực tầng sinh môn bị rách có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng vùng kín và hậu môn của bạn, gây ra việc khó kiểm soát nước tiểu, phân và đầy hơi khó tiêu.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như chảy máu, vết thương lâu lành quá thời gian bác sĩ dự báo, bạn cần đi gặp bác sĩ để được khám sớm nhất có thể.