Thưa luật sư, tôi đang băn khoăn giữa loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Luật sư có thể tư vấn về sự khác biệt, ưu nhược điểm của hai loại hình này được không?
Sau đây tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Phân biệt sự khác nhau giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên.
Tiêu chí | công ty cổ phần | công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên. |
Số lượng thành viên | Tối thiểu là 3 người và không hạn chế số lượng tối đa, thành viên có thể là tổ chức cá nhân. | Ít nhất là 2 người và không vượt quá 50 thành viên, có thể là tổ chức hoặc cá nhân. |
Cấu trúc vốn | Vốn điều lệ chia thành các phần bằng nhau được gọi là cổ phần. | Vốn điều lệ không được chia thành các phần bằng nhau, các thành viên đóng góp các phần khác nhau tùy theo khả năng của bản thân. |
Góp vốn | Góp đủ số vốn đã đăng ký, góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được chờ bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. | Góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chỉ được góp bằng tài sản khác nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. |
Huy động vốn | Bên cổ phần được phát hành cổ phiếu. | Không được phát hành cổ phiếu mà huy đông vốn bằng cách tăng vốn điều lệ hoặc đi vay vốn. |
Chuyển nhượng vốn góp | Dễ dàng tự do chuyển nhượng trừ trường hợp trong 3 năm đầu cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác và cho người khác không phải là cổ đông sáng lập khi được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông.
Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. |
Chuyển nhượng cần phải có điều kiện( ưu tiên chuyển nhượng cho thành viên trong công ty)
Chuyển nhượng trong các trường hợp
|
Tư cách pháp nhân | Có tư cách pháp nhân từ khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. | Có tư cách pháp nhân từ khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. |
Quyền của thành viên | – Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
– Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp thành viên công ty góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết (nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại) – Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định pháp luật. – Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản. – Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ. – Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. – Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác theo quy định. – Trừ trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền: + Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền. + Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm. + Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty. + Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty. – Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định trên thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định trên. – Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. |
(Đề cập đến quyền của cổ đông phổ thông)
– Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết. – Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ 02 trường hợp: + Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. + Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp này, các quy định tại Điều lệ công ty chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. – Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty. – Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra. – Cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định trên yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu triệu tập họp phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền. – Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát được thực hiện như sau: + Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông. + Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông được quyền đề cử 01 hoặc 01 số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử. |
Nghĩa vụ của thành viên | – Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ02 trường hợp sau:
+ Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. + Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo quy định trên. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên. – Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp sau: + Mua lại phần vốn góp. + Chuyển nhượng phần vốn góp + Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt. + Thay đổi vốn điều lệ – Tuân thủ Điều lệ công ty. – Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên. – Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi: + Vi phạm pháp luật. + Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác. + Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty. – Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định. |
(Đề cập đến nghĩa vụ của cổ đông phổ thông)
– Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua. – Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thìcổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra. – Chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. |
Cơ cấu tổ chức | – Hội đồng thành viên.
– Chủ tịch Hội đồng thành viên. – Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. – Ban kiểm soát (bắt buộc nếu có từ 11 thành viên trở lên) |
Có 2 mô hình mà các công ty cổ phần có quyền chọn:
Mô hình 1: – Đại hội đồng cổ đông. – Hội đồng quản trị. – Ban kiểm soát. Trường hợp có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; – Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Mô hình 2: – Đại hội đồng cổ đông. – Hội đồng quản trị. – Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. It nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty. Ngoài ra, còn thêm trường hợp sau: Chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty. |
Ưu Nhược điểm của 2 công ty này.
Ưu nhược điểm của công ty cổ phần: công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn của công ty chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu, mỗi cổ phần mang lại cho cổ đông những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định trong công ty với tư cách họ là những sở hữu công ty
Ưu điểm:
- công ty cổ phần có chế độ trách nhiệm là trách nhiệm hữu hạn nên các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và cách nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do bị giảm thiểu hơn.
- Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề và dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần.
- Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác một cách dễ dàng và nhanh trong thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần.
- Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.
- Cơ cấu vốn của công ty cổ phần tương đối linh hoạt cũng như có khả năng huy động vốn cao thông qua phát hành cổ phiếu, đây là điểm ưu việt của riêng công ty cổ phần.
- Cơ cấu góp vốn cũng như không giới hạn số người góp vốn vào công ty linh hoạt nên tạo nhiều cơ hội cho nhiều người, nhiều nguồn vốn khác nhau góp vào công ty.
Nhược điểm:
- Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với nhân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo quy định của pháp luật.
- Chi phí cho việc thành lập công ty khá tốn kém.
- Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.
- Việc quản lý điều hành công ty cổ phần cũng phức tạp hơn do bị ràng buộc về chế độ tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Quyền của giảm đốc, tổng giám đốc công ty điều hành bị hạn chế.
Ưu nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên: công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên là tổ chức cá nhân, số lượng thành viên không quá 50 người, thành viên tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vị số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Ưu điểm:
- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi do cho người góp vốn.
- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên không nhiều và các thành viên thường có mối quan hệ quen biết, tin cậy nhau nên việc quản lý điều hành công ty không quá phức tạp.
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên hạn chế sự sâm nhập của người lạ vào công ty.
- Các thành viên muốn chuyển nhượng vốn sẽ phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên còn lại trong công ty trước.
Nhược điểm:
- Do các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên không được phát hành cổ phiếu do đó việc huy động vốn của công ty bị hạn chế, số lượng thành viện bị giới hạn.
Kết luận.
Trên đây là ý kiến tư vấn. Với mỗi loại hình doanh nghiệp đều có các ưu và nhược điểm khác nhau, bạn hãy cân nhắc và đưa ra lựa chọn loại hình công ty nào cho phù hợp với số vốn của mình để đạt được những lợi ích và quyền lợi tốt nhất.
https://www.youtube.com/watch?v=1E7iipdXo3w