Sân bay Gisborne, New Zealand
Là một sân bay ở ngoại ô thành phố Gisborne, trên bờ biển phía Đông của đảo North Islan của New Zealand. Sân bay Gisborne có diện tích khoảng 160 ha, có 4 đường băng, gồm 1 đường băng chính và 3 đường băng trên cỏ.
Trong đó, tuyến đường băng chính giao với tuyến đường sắt chạy từ phía Bắc Palmerston tới Gisborne, cắt ngang sân bay. Tàu hỏa và máy bay phải nhường nhau ở khu vực giao cắt này.
Khi máy bay hạ cánh, những người điều khiển chuyến bay phải đảm bảo rằng, không có chiếc tàu hỏa nào đang tới gần. Tính đến nay, nhờ có những nhân viên điều khiển làm việc rất thận trọng nên chưa có bất kỳ tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra.
Sân bay Barra, Scoland
Trên hòn đảo dài 10 km, phía Tây của Scotland, bãi biển với bãi cát dài là nơi duy nhất máy bay có thể hạ cánh. Với 3 đường băng, máy bay chỉ có thể hạ cánh khi thuỷ triều rút.
Khi thuỷ triều lên, toàn bộ bãi biển ngập trong nước, trở thành địa điểm thú vị cho những ai đam mê môn thể thao lướt ván.
Sân bay quốc tế Don Mueang, Thái Lan
Với sân golf 18 lỗ nằm giữa 2 đường băng, sân bay quốc tế Don Mueang là giấc mơ của mọi tay golf.
Tuy nhiên sân đặc biệt này chỉ phục vụ thành viên của không quân Hoàng gia Thái Lan. Các tay golf có thể chơi ngay bên cạnh là chiến máy bay 747 khổng lồ cất và hạ cánh.
Sân bay quốc tế Gibraltar, Gibraltar
Điểm kỳ lạ ở sân bay này đó là các phương tiện có thể đi lại qua đường băng như bình thường.Tại đây đường quốc lộ cắt ngang đường băng tạo thành một ngã tư. Mỗi khi máy bay cất hay hạ cánh, con đường được chặn lại, các phương tiện khác phải dừng lại ít nhất 10 phút.
Do thiếu không gian ở quốc gia nhỏ bé Gibraltar, đây là đường băng duy nhất của bán đảo thuộc Địa Trung Hải.
Sân bay Courchevel, Pháp
Sân bay Courchevel khá nổi tiếng vì từng xuất hiện trong bộ phim bom tấn James Bond, “Tomorrow Never Dies”.
Đường băng dài khoảng 500m, không bằng phẳng mà cong dốc theo địa hình của dãy núi Alps. Trông xa không khác gì một đường trượt tuyết từ trên núi xuống vì gần như quanh năm bị phủ đầy tuyết, do vậy việc cất và hạ cánh khá nguy hiểm.
Sân bay quốc tế Kansai, Nhật Bản
Với dân số ngày càng tăng, nhiều đảo, để có một không gian mở và thoáng ở Nhật Bản làm sân bay là điều không dễ. Đó là lý do tại sao Nhật Bản phải chi tới 20 tỷ USD để xây dựng sân bay quốc tế Kansai ở ngoài khơi bờ biển Osaka.
Sau khi hoàn thành, hòn đảo nhân tạo với chiều dài gần 5km, rất lớn có thể quan sát từ không gian. Sân bay quốc tế Kansai mở cửa vào năm 1994, được Hội kỹ sư dân dụng Mỹ đánh giá là một trong những công trình kiến trúc lớn của thiên niên kỷ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ AmazingBuz.