Có rất nhiều những nguyên nhân không ngờ khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mà bạn thường xuyên bỏ qua như trẻ uống quá nhiều nước trái cây, không dung nạp lactose, ăn quá no hoặc sử dụng quá nhiều đường hóa học. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề phổ biến này chi tiết hơn.
1. Nhiễm độc, nhiễm khuẩn
Em bé của bạn có thể bị nhiễm độc và nhiễm khuẩn theo nhiều nguồn khác nhau như ăn thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn qua đường ăn uống và thậm chí là do tiếp xúc với các bề mặt chứa vi khuẩn. Cơ thể yếu ớt của trẻ sơ sinh sẽ bị tác động ngay tức thì khi các nguồn bệnh tấn công. Do đó, trẻ bị nhanh chóng bị tiêu chảy.
2. Uống quá nhiều nước trái cây
Không giống với người lớn, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh không thể tiêu hóa được các loại nước ép trái cây một cách dễ dàng. Nếu bạn cho trẻ uống quá nhiều nước trái cây, dạ dày của trẻ sẽ phản ứng và gây ra tiêu chảy.
3. Nhiễm virut
Đôi khi, tiêu chảy cũng xảy ra do nhiễm virut trong đó Rotavirus và Norwalk virus là những loại virut phổ biến nhất gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
4. Nhiễm ký sinh trùng
Nước và thực phẩm nhiễm bẩn có thể dễ dàng truyền vi khuẩn và ký sinh trùng vào cơ thể trẻ sơ sinh. Các loại vi khuẩn dễ gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bao gồm Salmonella và Escherichoa coli.
5. Uống một số loại thuốc
Một vài loại thuốc, đặc biệt là men tiêu hóa và lợi khuẩn có thể gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Tiêu thụ các loại thuốc này có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột trẻ sơ sinh. Sự xáo trộn và mất cân bằng đường ruột xảy ra và dẫn đến nhiễm khuẩn Clostridium, một trong những loại vi khuẩn gây ra tiêu chảy.
6. Không dung nạp lactose
Nếu em bé của bạn không dung nạp lactose, bé sẽ khó tiêu hóa sữa và các sản phẩm làm từ sữa khác. Kết quả là trẻ bị nhiễm khuẩn và bị tiêu chảy.
7. Dư thừa Fructoza
Dư thừa Fructoza thường gây ra tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Fructoza là một chất làm ngọt nhân tạo có trong nhiều thực phẩm chế biến sẵn và gây ra tình trạng khó tiêu, dễ dẫn đến tiêu chảy.
8. Ăn quá nhiều đường hóa học
Sorbitol và mannitol là 2 trong số các loại đường hóa học có thể gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tốt nhất, các mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn để trẻ không nạp vào cơ thể lượng lớn các loại đường hóa học không lành mạnh.
9. Gặp rối loạn tiêu hóa
Trẻ sơ sinh có các vấn đề về tiêu hóa như chứng ruột kích thích, loét dạ dày, bệnh Crohn thường có nhiều nguy cơ bị tiêu chảy nhiều hơn những đứa trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
10. Thay đổi chế độ ăn trong thời kỳ cho con bú
Khi bạn thay đổi chế độ ăn không thích hợp với bà mẹ đang cho con bú, em bé của bạn có thể không thích ứng với dinh dưỡng qua nguồn sữa của mẹ. Đường ruột của trẻ sẽ không tiếp nhận loại dinh dưỡng mới bằng cách gây ra tiêu chảy.
11. Vệ sinh kém
Vệ sinh là một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ em bé khỏi rất nhiều các vấn đề về sức khỏe, trong đó có cả phòng ngừa tiêu chảy. Hãy luôn tuân thủ các quy tắc vệ sinh như rửa tay trước khi cho trẻ bú, nấu thực phẩm chín và giữ trẻ sạch sẽ cả ngày.
12. Bú quá no
Bú quá no không những khiến tâm trạng của trẻ tiêu cực mà còn khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị kích ứng và gây ra tiêu chảy.