Có thể bé đầu tiên và bé thứ hai không cùng giới tính, nhưng chắc chắn vẫn có những đồ đạc trong kho mà bạn có thể sử dụng lại để tiết kiệm chi phí. Những đồ có màu sắc trung lập (trắng, xanh, nâu…) như quần áo, khăn, đệm hoàn toàn có thể sử dụng được cho cả hai giới, và tất nhiên, bạn cũng nên tân trang lại cho chiếc xe đẩy, cũi của bé thứ nhất để sử dụng lại, hoặc thậm chí là đi xin đồ của ai đó cho bé thứ hai của mình. Tuy nhiên hãy đảm bảo là bạn đã vệ sinh cẩn thận để chúng trông như mới và hoàn toàn an toàn với con bạn.
3. Dọn kho và lấy ra tất cả thứ gì bạn cần
Tương tự với điều số 2, rất nhiều thứ bạn đã tống vào kho kể từ khi bé thứ nhất được 9 tháng tuổi trở lên (xe đẩy, nôi, địu,…). Hãy lôi hết ra và kiểm kê một lượt xem bạn cần dùng những gì và để chúng ở tư thế sẵn sàng trước khi bé thứ hai ra đời.
4. Vứt bỏ những thứ không cần thiết
Chắc chắn rằng bạn có rất nhiều đồ không cần thiết trong kho và ngay trong phòng ngủ nhà bạn. Những bộ đồ trẻ con đã hoen ố, những tấm phủ đã rách và không thể giặt sạch được, hãy mạnh dạn ném chúng đi, đảm bảo là bạn không muốn bé thứ hai của mình sử dụng đồ đạc đã cũ như vậy đâu. Bạn cũng nên dọn dẹp nhà mình cho thật sạch sẽ, gọn gàng, vì bạn biết đấy, đồ của trẻ con mới sinh nhiều như núi vậy.
5. Đóng gói hành lý sẵn sàng
Chắc bạn cũng hoàn toàn hiểu tại sao bạn trở nên lề mề hơn khi có con nhỏ, mỗi lần đi đâu bạn đều cần phải tay xách nách mang để mang đầy đủ từ tã lót, quần áo thay thế, tất, khăn, sữa cho con. Nhiều khi túi xách của con còn có cả rác như vỏ bánh kẹo, vỏ giấy ăn… của bé nữa. Đây là lúc bạn nên vệ sinh túi đựng đồ của mình để khi đẻ, chồng bạn chỉ cần xách ba lô lên và vào viện thôi. Đừng để đến lúc bạn nằm trên bàn đẻ rồi mới cuống cuồng lo đồ đạc để sử dụng trong viện nhé.
6. Mua trước những thứ chắc chắn dùng đến
Khi sắp sinh con, chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay tới việc lên kế hoạch đi mua sắm những vật dụng cần thiết, ví dụ như sữa tắm, gội đầu cho trẻ sơ sinh, tã lót, ti giả, bình sữa… Nếu như bạn quá bận để làm điều đó, hãy nhờ người thân trong gia đình mua hộ để có thể sử dụng đúng lúc. Thật ra khi sinh bé gái, bạn sẽ phải mua nhiều đồ hơn so với sinh bé trai, có lẽ do ai cũng muốn con mình trở thành một nàng công chúa thực sự chăng? Và đừng quên mua những cuốn sách hữu ích cho bạn khi đang “nằm ổ” như sách nuôi dạy con từ 0-12 tháng tuổi, cách tập yoga cho mẹ và bé…
7. Một túi đồ riêng cho bé lớn là điều cần thiết
Nếu bé đầu tiên vẫn còn nhỏ, việc có một ba lô đựng đồ cho con trong lúc bạn đi đẻ bé thứ hai là điều nên làm. Hãy chuẩn bị cho con một hai bộ quần áo dự phòng, đồ ăn vặt, bình sữa… và những đồ dùng khác. Như vậy, bạn sẽ không cảm thấy quá lo lắng khi con ở với người khác trong lúc bạn vào viện bất chợt. Nếu con bạn đã đủ lớn, hãy chuẩn bị trước một chút thức ăn để trong tủ lạnh và trẻ không lo bị đói. Và bạn cũng nên mua dự phòng sữa tắm, kem đánh răng hay những vật dụng khác trong nhà để bạn không phải ra ngoài trong thời gian kiêng cữ, cần đâu là có đó.
8. Làm điều gì đó đặc biệt với bé đầu tiên
Hãy đưa con đi mua những cuốn sách thú vị hoặc đi chơi đâu đó trước khi bạn sinh, để chúng thấy rằng chúng vẫn được đối xử như ngày mẹ chưa có bé thứ hai. Không phải bé nào cũng hài lòng với việc chúng có thêm em, hãy tìm cách để con hiểu rằng có thêm em là có người để chơi cùng, làm anh làm chị phải như thế nào, và quan trọng là tình yêu của cha mẹ dành cho con không thay đổi, đừng để bé ghét em vì nhận ra cha mẹ đang đối xử không công bằng.
4. Vứt bỏ những thứ không cần thiết
Chắc chắn rằng bạn có rất nhiều đồ không cần thiết trong kho và ngay trong phòng ngủ nhà bạn. Những bộ đồ trẻ con đã hoen ố, những tấm phủ đã rách và không thể giặt sạch được, hãy mạnh dạn ném chúng đi, đảm bảo là bạn không muốn bé thứ hai của mình sử dụng đồ đạc đã cũ như vậy đâu. Bạn cũng nên dọn dẹp nhà mình cho thật sạch sẽ, gọn gàng, vì bạn biết đấy, đồ của trẻ con mới sinh nhiều như núi vậy.
5. Đóng gói hành lý sẵn sàng
Chắc bạn cũng hoàn toàn hiểu tại sao bạn trở nên lề mề hơn khi có con nhỏ, mỗi lần đi đâu bạn đều cần phải tay xách nách mang để mang đầy đủ từ tã lót, quần áo thay thế, tất, khăn, sữa cho con. Nhiều khi túi xách của con còn có cả rác như vỏ bánh kẹo, vỏ giấy ăn… của bé nữa. Đây là lúc bạn nên vệ sinh túi đựng đồ của mình để khi đẻ, chồng bạn chỉ cần xách ba lô lên và vào viện thôi. Đừng để đến lúc bạn nằm trên bàn đẻ rồi mới cuống cuồng lo đồ đạc để sử dụng trong viện nhé.
6. Mua trước những thứ chắc chắn dùng đến
Khi sắp sinh con, chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay tới việc lên kế hoạch đi mua sắm những vật dụng cần thiết, ví dụ như sữa tắm, gội đầu cho trẻ sơ sinh, tã lót, ti giả, bình sữa… Nếu như bạn quá bận để làm điều đó, hãy nhờ người thân trong gia đình mua hộ để có thể sử dụng đúng lúc. Thật ra khi sinh bé gái, bạn sẽ phải mua nhiều đồ hơn so với sinh bé trai, có lẽ do ai cũng muốn con mình trở thành một nàng công chúa thực sự chăng? Và đừng quên mua những cuốn sách hữu ích cho bạn khi đang “nằm ổ” như sách nuôi dạy con từ 0-12 tháng tuổi, cách tập yoga cho mẹ và bé…
7. Một túi đồ riêng cho bé lớn là điều cần thiết
Nếu bé đầu tiên vẫn còn nhỏ, việc có một ba lô đựng đồ cho con trong lúc bạn đi đẻ bé thứ hai là điều nên làm. Hãy chuẩn bị cho con một hai bộ quần áo dự phòng, đồ ăn vặt, bình sữa… và những đồ dùng khác. Như vậy, bạn sẽ không cảm thấy quá lo lắng khi con ở với người khác trong lúc bạn vào viện bất chợt. Nếu con bạn đã đủ lớn, hãy chuẩn bị trước một chút thức ăn để trong tủ lạnh và trẻ không lo bị đói. Và bạn cũng nên mua dự phòng sữa tắm, kem đánh răng hay những vật dụng khác trong nhà để bạn không phải ra ngoài trong thời gian kiêng cữ, cần đâu là có đó.
8. Làm điều gì đó đặc biệt với bé đầu tiên
Hãy đưa con đi mua những cuốn sách thú vị hoặc đi chơi đâu đó trước khi bạn sinh, để chúng thấy rằng chúng vẫn được đối xử như ngày mẹ chưa có bé thứ hai. Không phải bé nào cũng hài lòng với việc chúng có thêm em, hãy tìm cách để con hiểu rằng có thêm em là có người để chơi cùng, làm anh làm chị phải như thế nào, và quan trọng là tình yêu của cha mẹ dành cho con không thay đổi, đừng để bé ghét em vì nhận ra cha mẹ đang đối xử không công bằng.