Trong y học, thai quá ngày được định nghĩa là những thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần lễ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Khi thai quá ngày, mẹ cần giữ vững tâm lý, khám thai thường xuyên, chỉ làm theo chỉ dẫn của bác sỹ và tránh các trường hợp sau:
Không quá căng thẳng, lo lắng
Lo lắng là tâm lý dễ hiểu khi quá ngày dự sinh mà bé vẫn “ngoan cố” chưa chịu ra. Nhưng căng thẳng chỉ làm mọi chuyện tệ hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé và có thể gây sảy thai. Thay vì quá mong ngóng đến ngày con chào đời, mẹ hãy tập yoga, thư giãn bằng những bản nhạc nhẹ nhàng và đi khám thai thường xuyên. Nếu bé quá ngày dự sinh cho phép, các bác sỹ sẽ có phương pháp để bé chào đời an toàn. Thông thường nếu quá ngày dự sinh hai tuần, mẹ sẽ được tiến hành mổ lấy thai.
Không áp dụng các mẹo dân gian để kích đẻ
Lưu ý không áp dụng bất cứ mẹo dân gian để kích đẻ mà phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sỹ. Những mẹo dân gian này chỉ là kinh nghiệm được truyền từ các bà các mẹ mà không dựa trên bất cứ cơ sở khoa học nào. Cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh tính an toàn và hiệu quả của những mẹo dân gian đó.
Không ăn quá nhiều
Vào những tuần cuối thai kỳ, bé sẽ không tăng cân thêm nữa nên nhiều mẹ có tâm lý ăn thỏa thuê cho bù những tháng ngày kiêng cữ sắp tới. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây đầy hơi, đau bụng thậm chí gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Tránh trầm cảm
Trầm cảm không những gây hại cho mẹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi. Những ngày này, mẹ nên hân hoan vui sướng vì sắp đến ngày gặp con yêu. Dẫu biết những tháng ngày chăm con sắp tới sẽ vất vả chồng chất vất vả, nhưng hãy tự hào vì thiên chức làm mẹ thiêng liêng.
Không làm việc nhà quá nhiều
Nhiều mẹ có tâm lý làm việc nhà, thậm chí việc nặng với hy vọng con sẽ nhanh ra. Tuy nhiên việc này chỉ gây hại chứ không mạng lại lợi ích gì. Mẹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ vỡ ối, thai nhi có thể bị suy thai cực kỳ nguy hiểm.