Dưới đây là một vài bí kíp giúp mẹ bầu luôn giữ gìn làn da đẹp, đặc biệt là sau những ngày bận rộn với Tết.
Luôn giữ sạch da
Luôn giữ sạch làn da điều vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc da, đặc biệt là khi da bạn đang xuất hiện những nuốt mụn trứng cá.
Mẹ bầu nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt có độ kiềm nhẹ từ 2 – 3 lần/ngày. Việc rửa mặt quá nhiều sẽ khiến da bị khô nhanh chóng.
Đặc biệt đối với mẹ bầu không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị mụn khi chưa được sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Đừng quên bước dưỡng ẩm
Hàng ngày chị em nên thoa kèm dưỡng ẩm lên vùng bụng và ngực để làm giảm bớt hiện tượng khô da và mụn sần.
Ngoài ra, để tránh tình trạng da bị dị ứng, chị em chỉ nên sử dụng các loại kèm giữ ẩm có mùi dịu nhẹ.
Trong quá trình tắm chỉ nên sử dụng nước ấm vừa phải kết hợp sử dụng sữa tắm để da không bị khô.
Trang điểm
Trong những buổi party hoặc gặp gỡ bạn bè, việc trang điểm nhẹ nhàng sẽ khiến mẹ bầu thêm rạng rỡ và tràn đầy sức sống hơn. Một chút kem nền và phấn trang điểm sẽ giúp chị em che đi những khuyết điểm trên khuôn mặt.
Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên lạm dụng việc sử dụng mỹ phẩm vì chúng có chứa rất nhiều chì và thủy ngân. Để đảm bảo an toàn chị em nên thận trọng lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Tránh đồ ăn cay, nóng
Các loại đồ ăn có nhiều gia vị cay, nóng sẽ nhanh chóng tàn phá làn da của mẹ bầu, đặc biệt là khi thân nhiệt của bà bầu vốn cao hơn người bình thường.
Nhiều chị em có thói quen ăn cay nhưng cần tuyệt đối tránh xa các loại ớt cay, tiêu, hành trong thời gian mang thai để giữ gìn dung nhan.
Mẹ bầu đừng quên chăm sóc da nhé! (ảnh minh họa)
Da mụn hoặc bị dị ứng
Việc mụn xuất hiện chi chít trong thời gian mang thai là điều khó tránh khỏi trong thời gian chị em mang thai. Nếu bạn biết cách chăm sóc và vệ sinh da đúng cách thì hiện tượng này sẽ nhanh chóng giảm dần.
Chị em cũng nên chú ý thay đổi quần áo phù hợp thời tiết, chất liệu thoáng, mát, dễ thấm hút mồ hôi với kích thước phù hợp không nên bó sát để da luôn được thông thoáng.
Bên cạnh đó việc xuất hiện các nốt mụn sần sùi, da chuyển màu vàng, khi ăn không có cảm giác ngon miệng, da bị mẩn ngứa cũng là những dấu hiệu sớm của hiện tượng tăng men gan trong quá trình mang thai.
Tăng men gan trong giai đoạn đầu bầu bí không gây nguy hiểm cho mẹ bầu tuy nhiên có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định cho thai nhi, vì vậy chị em cần theo dõi để đề phòng hiện tượng này.
Da bị sạm
Sạm da là hiện tượng được cho là hoàn toàn bình thường ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên nó cũng là dấu hiệu sớm các các bệnh phức tạp hơn.
Đối với mẹ bầu đã từng bị xuất hiện các vùng da bị tổn thương, chảy máu nếu thấy màu sắc của da có những thay đổi bất thường thì tốt nhất nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn kịp thời để tránh nguy cơ da bị nhiễm trùng hoặc xuất hiện các tế bào lạ.
Da nhăn
Các nếp nhăn sẽ xuất hiện ngày một nhiều trong thai gian bầu bí của thai phụ, điều này cho thấy sự thiếu hụt colagen làm giảm độ đàn hồi của da.
Sau khi sinh xong, da bị trùng xuống khiến hiện tượng này sẽ càng trở nên rõ rệt. Lời khuyên cho chị emlà cần chăm chỉ tập thể dục trong thời gian mang thai và sau sinh, đồng thời nên giảm cân một cách từ từ và không nên nôn nóng.
Phù nề
Hiện tượng phù nề trong thai kỳ diễn ra đồng thời khi mẹ bầu tăng cân nhanh chóng. Điều này có thể là dấu hiệu của việc cơ thể bị tích nước hoặc mắc chứng cao huyết áp và cần phải theo dõi để đề phòng hội chứng tiền sản giật.
Khi bị phù nề, chị em sẽ thấy da căng lên nhưng khi hiện tượng này biến mất thì da sẽ bị chùng lại và để lại những nếp nhăn xấu xí.
Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên ăn uống và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc kết hợp với việc theo dõi chặt chẽ thai kỳ nếu bạn đã từng có tiền sử bị tiền sản giật.