Giãn tĩnh mạch chi dưới có điều trị được không
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một trong những bệnh ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở các nước phát triển. Điển hình là tại Hoa Kỳ, có khoảng 10 – 35% dân số mắc bệnh suy tĩnh mạch mạn tính ở các mức độ khác nhau.
Tại Việt Nam, theo Hội Tĩnh mạch học TP HCM, hiện nay số người mắc bệnh suy tĩnh mạch ngày càng tăng với khoảng 25%-35% dân số mắc bệnh ở nhiều mức độ. Tuy nhiên, trên thực tế con số này có thể nhiều hơn do bệnh chưa thực sự được chú ý của cả thầy thuốc và bệnh nhân. Theo ThS. BS. Bá Thành Chương (Phó Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Thuận), “Cho đến nay, vẫn chưa có nhiều thống kê đầy đủ về loại bệnh này và theo dự đoán của các chuyên gia Y tế, bệnh sẽ gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống”.
>>>> Xem thông tin về bênh Giãn tĩnh mạch
– Vậy, xin bác sỹ cho biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch suy yếu và giãn to làm thay đổi cấu trúc và chức năng của tĩnh mạch, làm cho vai trò và chức năng của tĩnh mạch không được đảm bảo, máu sẽ chảy trái chiều thông thường, tức là từ tim về chân. Do đó, làm giảm chất lượng cuộc sống và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bất kỳ tĩnh mạch nào cũng có thể bị giãn, nhưng hay gặp nhất là tĩnh mạch ở cẳng chân và bàn chân.
Diễn đàn tĩnh mạch Hoa Kỳ chia bệnh suy giãn tĩnh mạch làm 7 mức độ:
Độ 0: Không có dấu hiệu của bệnh tĩnh mạch
Độ 1: Các tĩnh mạch giãn nhỏ dạng lưới hoặc mạng nhện
Độ 2: Tĩnh mạch nông giãn to, ngoằn ngoèo dưới da.
Độ 3: Phù (phân biệt phù do nguyên nhân khác).
Độ 4: Thay đổi máu sắc ở da (thường ở cẳng chân).
Độ 5: Thay đổi máu sắc ở da với vết loét nông, lành.
Độ 6: Thay đổi máu sắc ở da với vết loét sâu, đang tiến triển.
>>>> Hiểu về các Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân
– Các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì, thưa bác sỹ?
– Tuổi: Tỉ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch tăng theo tuổi, tỉ lệ mắc cao nhất ở nữ tuổi 40 – 49 và ở nam tuổi 70 -79.
– Yếu tố gia đình: tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu, thiểu năng van tĩnh mạch, khoảng 85,5% bệnh nhân mắc bệnh có liên quan yếu tố gia đình, nếu cả bố mẹ mắc bệnh giãn tĩnh mạch thì 90% con cái mắc bệnh giãn tĩnh mạch.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một trong những bệnh ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở các nước phát triển. Điển hình là tại Hoa Kỳ, có khoảng 10 – 35% dân số mắc bệnh suy tĩnh mạch mạn tính ở các mức độ khác nhau. Tại Việt Nam, theo Hội Tĩnh mạch học TP HCM, hiện nay số người mắc bệnh suy tĩnh mạch ngày càng tăng với khoảng 25%-35% dân số mắc bệnh ở nhiều mức độ. Tuy nhiên, trên thực tế con số này có thể nhiều hơn do bệnh chưa thực sự được chú ý của cả thầy thuốc và bệnh nhân. Theo ThS. BS. Bá Thành Chương (Phó Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Thuận), “Cho đến nay, vẫn chưa có nhiều thống kê đầy đủ về loại bệnh này và theo dự đoán của các chuyên gia Y tế, bệnh sẽ gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống”.
– Vậy, xin bác sỹ cho biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch suy yếu và giãn to làm thay đổi cấu trúc và chức năng của tĩnh mạch, làm cho vai trò và chức năng của tĩnh mạch không được đảm bảo, máu sẽ chảy trái chiều thông thường, tức là từ tim về chân. Do đó, làm giảm chất lượng cuộc sống và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bất kỳ tĩnh mạch nào cũng có thể bị giãn, nhưng hay gặp nhất là tĩnh mạch ở cẳng chân và bàn chân.
Diễn đàn tĩnh mạch Hoa Kỳ chia bệnh suy giãn tĩnh mạch làm 7 mức độ:
Độ 0: Không có dấu hiệu của bệnh tĩnh mạch
Độ 1: Các tĩnh mạch giãn nhỏ dạng lưới hoặc mạng nhện
Độ 2: Tĩnh mạch nông giãn to, ngoằn ngoèo dưới da.
Độ 3: Phù (phân biệt phù do nguyên nhân khác).
Độ 4: Thay đổi máu sắc ở da (thường ở cẳng chân).
Độ 5: Thay đổi máu sắc ở da với vết loét nông, lành.
Độ 6: Thay đổi máu sắc ở da với vết loét sâu, đang tiến triển.
– Các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì, thưa bác sỹ?
– Tuổi: Tỉ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch tăng theo tuổi, tỉ lệ mắc cao nhất ở nữ tuổi 40 – 49 và ở nam tuổi 70 -79.
– Yếu tố gia đình: tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu, thiểu năng van tĩnh mạch, khoảng 85,5% bệnh nhân mắc bệnh có liên quan yếu tố gia đình, nếu cả bố mẹ mắc bệnh giãn tĩnh mạch thì 90% con cái mắc bệnh giãn tĩnh mạch.
– Cơ địa: thời kỳ mang thai, béo phì thừa cân.
– Yếu tố môi trường: tính chất công việc phải đứng nhiều, ngồi lâu (giáo viên, nhân viên văn phòng…); lối sống tĩnh tại, ít vận động; chế độ ăn thiếu chất xơ và vitamin E…
– Bác sỹ có thể cho biết các triệu chứng thường gặp là gì?
Tùy theo giai đoạn của bệnh mà triệu chứng ở mức độ khác nhau
– Cảm giác khó chịu ở chân: đau âm ỉ, dị cảm, ngứa, nóng rát chân, mỏi chân, nặng chân thường gặp ở bắp chân.
– Chuột rút thường xuất hiện về đêm.
– Phù: thường ở cổ chân, bàn chân
– Viêm mô dưới da, biến đổi màu sắc ở da.
– Loét: thường ở quanh mắt cá trong.
– Giãn tĩnh mạch nông dưới da (từ giãn tĩnh mạch trong da như mạng nhện kích thước từ 1-2 mm đến giãn to ngoằn ngoèo, kích thước khoảng 3 mm có thể sờ thấy được).
Không có cách nào hoàn toàn ngăn chặn được suy giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, cải thiện lưu thông máu và tăng trương lực cơ có thể làm giảm nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chân. Các biện pháp sau có thể giúp phòng ngừa suy tĩnh mạch như: Thường xuyên vận động để tăng cường lưu thông máu ở chân. Kiểm soát cân nặng và chế độ ăn. Chế độ ăn ít muối nhiều chất xơ sẽ ngăn ngừa tình trạng phù do giữ nước và táo bón. Tránh đi giày gót cao. Không mặc quần áo bó chặt quanh vùng eo, háng hoặc cẳng chân gây cản trở lưu thông máu. Kê cao chân khi nằm. Tránh ngồi hoặc đứng lâu. Thay đổi tư thế thường xuyên để tăng lưu thông máu. Nghỉ giải lao để đi lại 30 phút một lần. Không ngồi vắt chéo chân. Tư thế này gây cản trở tuần hoàn máu.