Theo Địa Ốc Long Phát nhận định, chuyện khan hiếm nguồn cung trên thị trường đã quá quen với các doanh nghiệp bất động sản lẫn người mua. Nhưng hệ lụy đằng sau là không thể chối cãi, gây nhũng loạn thị trường, đẩy giá tăng cao, siết chặt tín dụng sẽ tác động rất lớn có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế trong tương lai.
Những thống kê gây choáng
Những số liệu thống kê từ Hiệp hội bất động sản Việt Nam năm 2019 cho thấy sự sụt giảm đáng báo động cả về nguồn cung lẫn lượng giao dịch. Cụ thể, lượng cung năm 2019 trên cả nước ở mức 107.000 nghìn sản phẩm, lượng giao dịch đạt 73.000 sản phẩm. So với năm 2018 tỷ lệ này lần lượt là 61% và 65%. Đặc biệt mức độ khan hiếm của các sản phẩm giá bình dân và nhà ở xã hội còn nghiêm trọng hơn thế, vô tình đẩy giá bất động sản tăng cao hơn.
Chưa dừng lại ở đó, giá đất ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đang tăng nhanh không chỉ riêng các thành phố lớn. Chưa kể việc sốt giá ảo tại một số vùng như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Bình Thuận, Phú Quốc, Vân Đồn làm chao đảo thị trường dẫn đến mất kiểm soát, buộc cơ quan chức năng phải can thiệp nhằm giảm thiểu rủi ro về tài chính và nhũng loạn thị trường.
Đến thời điểm này của năm 2020, thị trường vẫn chưa cho thấy được sự ổn định. Nguồn cung được dự báo sẽ cải thiện khi có rất nhiều dự án đang chuẩn bị tung ra thị trường, thế nhưng hiện tại vẫn chưa thấy gì ngoài các sản phẩm tồn đọng trong năm 2019. Một số vùng địa phương giá cả tăng quá nhanh so với sự phát triển về hạ tầng, giao thông, đô thị hóa, tốc độ phát triển kinh tế địa phương làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác quản lý, đền bù giải tỏa.
Doanh nghiệp điêu đứng khi nguồn cung bất động sản thiếu hụt
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đang phải khóc thét vì thiếu hụt nguồn cung, giá cả tăng nhanh khiến người mua dao động, chần chừng không quyết. Cuối năm 2019, chứng kiến rất nhiều đơn vị phá sản chủ yếu là do không đủ tiềm lực tài chính, mà nguyên nhân chính vẫn là thiếu sản phẩm đầu ra dẫn đến doanh thu không có, trong khi chi phí hoạt động quá lớn đẩy các đơn vị nhỏ vào ngõ cụt.
Không chỉ các đơn vị kinh doanh vừa và nhỏ, các tập đoàn lớn cũng chịu ảnh hưởng nặng nề khi chậm thu hồi vốn từ các dự án so sức mua giảm ở phân khúc cao cấp. Dẫn đến không đủ kinh phí để tái đầu tư, tạo thặng dư, dẫn đến khan hiếm. Một số tổ chức phải nhờ đến đòn bẩy tài chính để duy trì và chờ thời cơ. Các doanh nghiệp đang hướng đến các sản phẩm giá rẻ thay thế các dự án cao cấp nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hồi vốn, giải quyết tài chính trước mắt. Năm 2020 có thể là năm của sự thay đổi hoặc cũng thế thể là năm kết thúc của chu kỳ bất động sản nếu không có sự can thiệp kịp thời từ nguồn vốn nước ngoài và chính phủ nhằm lấy lại cân bằng thị trường.
Đào thải là hệ quả tất yếu
Với những diến biến trên thị trường hiện tại, chắc chắn năm 2020 sẽ là năm của sự cạnh tranh khốc liệt nhất trong thập kỷ này. Sự đào thải hoặc thay đổi để thích ứng với thị trượng là điều hiển nhiên xảy ra. Người môi giới bất động sản hứng chịu sự thanh lọc mạnh mẽ của thị trường, những cá nhân yếu kém, thiếu tư duy, không thay đổi cách thức hoạt động sẽ là nạn nhân đầu tiên của biến động thị trường.
Tiếp đến là các doanh nghiệp mới thành lập có quy mô vừa và nhỏ. Sự non nớt kinh nghiệm chính là con dao không thể sắt hơn đẩy các đơn vị vào con đường tiến thoái lưỡng nan. Đi kèm là tài chính hạn hẹp dựa nhiều vào tín dụng khiến tâm lý hoang mang, mất kiểm soát. Các doanh nghiệp lớn cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng, cần có những biện pháp nhằm xử lý và linh động hơn trong công tác kinh doanh.
Dia Oc Long Phat đã đưa ra những quyết định sáng tạo, đột phá, đổi mới cách thức hoạt động phù hợp với sự chuyển biến của thị trường hiện nay. Quan trọng nhất vẫn là chuẩn bị tiềm lực tài chính, có phương án triển khai kinh doanh hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu trong thời buổi khan hiếm nguồn cung.