Dịch vụ viễn thông là một ngành nghề đầu tư với tiềm năng lớn về lợi nhuận. Đặc biệt, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ về viễn thông của nước ta ngày càng tăng. Nắm bắt được xu thế đó nên các nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng tập trung vào lĩnh vực đầu tư dịch vụ viễn thông. Kinh doanh viễn thông bao gồm kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông. Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi. Dịch vụ viễn thông bao gồm dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. Dịch vụ viễn thông liên quan tới vấn đề an ninh và an toàn thông tin cho nên đây là một ngành nghề có điều kiện. Vậy nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng vào Việt Nam cần tuân thủ những điều kiện sau theo quy định.
Điều kiện đầu tư dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng với NĐT NN
Điều kiện áp dụng ngành nghề đầu tư dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng
- Thư thoại (CPC 7523 **);
- Thư điện tử (CPC 7523 **);
- Chuyển đổi mã và giao thức;
- Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) (CPC 7523**);
- Thông tin trực tuyến và truy cập lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu (CPC 7523**);
- Thông tin trực tuyến và xử lý dữ liệu (bao gồm xử lý giao dịch) (CPC 843**);
- Các dịch vụ facsimile gia tăng giá trị, bao gồm lưu trữ và chuyển, lưu trữ và khôi phục (CPC 7523**);
- Dịch vụ truy cập Internet (IAS): Các dịch vụ cung cấp truy nhập Internet cho các khách hàng đầu cuối.
Điều kiện đầu tư
WTO, AFAS, VJEPA, VKFTA, EVFTA
WTO, VKFTA, VJEPA
Đối với dịch vụ giá trị gia tăng: Không hạn chế, ngoại trừ:
- Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 65%.
- Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 50% vốn pháp định.
AFAS
Đối với dịch vụ giá trị gia tăng: Không hạn chế, ngoại trừ:
- Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 70%.
- Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 50% vốn pháp định.
EVFTA
Đối với dịch vụ giá trị gia tăng: Không hạn chế, ngoại trừ:
- Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 65%. 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, hạn chế về vốn góp tăng lên 100%.
- Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 50% vốn pháp định. 05 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, hạn chế về vốn góp tăng lên 65%.
Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài của công ty luật siglaw.
CPTPP
Phụ lục NCM I-VN-7: Dịch vụ viễn thông
- Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Không được đầu tư nước ngoài để cung cấp các dịch vụ không có hạ tầng mạng trừ khi thông qua liên doanh hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, với phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 65%, hoặc 70% trong trường hợp mạng ảo riêng. Sau không quá 5 năm kể từ khi Hiệp định TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ xóa bỏ các hạn chế về tỷ lệ góp vốn.
- Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Không được đầu tư nước ngoài để cung cấp các dịch vụ có hạ tầng mạng ngoại trừ liên doanh hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp phép, với phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 51%. Sau không quá 5 năm kể từ khi Hiệp định TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ nâng hạn chế vốn góp của nước ngoài lên 65%.
- Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép sở hữu đến 100% dung lượng truyền phát cáp quang biển cập bờ tại trạm cáp quang biển được cấp ở Việt Nam, và có thể bán dung lượng đó cho bất kỳ nhà mạng viễn thông được cấp phép nào ở Việt Nam, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ internet ở Việt Nam.
Phụ lục NCM II-VN-13: Dịch vụ viễn thông
Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng và duy trì bất kỳ biện pháp nào liên quan đến đầu tư, xây dựng, vận hành và khai thác các mạng và dịch vụ viễn thông phục vụ các tộc người thiểu số ở vùng nông thôn và hẻo lánh ở Việt Nam.
Điều kiện theo pháp luật Việt Nam
- Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. Riêng đối với cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, đối tác Việt Nam phải là doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.
- Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
- Điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư để thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất; mạng viễn thông di động mặt đất; mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh quy định tại các Điều 19, 20, 21 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.
Căn cứ pháp lý đầu tư dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng đối với NĐT NN
- Luật Đầu tư năm 2020;
- Luật Viễn thông năm 2009;
- Các Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs);
- Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS);
- Biểu cam kết của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO);
- Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên của công ty luật Siglaw.