Đau dạ dày ngày một gia tăng và tỷ lệ người đau dạ dày ở Việt Nam phải lên tới 70%. Vậy đau dạ dày có gì nguy hiểm? Đâu là nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Làm sao để có thể chẩn đoán được bạn có bị đau dạ dày hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.
Đau dạ dày là gì, có nguy hiểm không?
Ở Việt Nam, đau dạ dày là căn bệnh phổ biến với tỷ lệ số người mắc cao.Theo như nghiên cứu tại các bệnh viện lớn “70% bệnh nhân đến khám bệnh tiêu hóa mắc đau dạ dày”. Thực chất, đây là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương bởi nhiều tác nhân khác nhau.
Ở giai đoạn đầu của bệnh, khi cơn đau xuất hiện với tần suất ít, người bệnh thường chủ quan cố chịu đau và không điều trị. Đây chính là tiền đề khiến cho đau dạ dày tiến triển nặng hơn và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm sau này.
Những biến chứng “chết người” do đau dạ dày gây ra:
- Xuất huyết dạ dày: Xuất huyết dạ dày là hệ quả của tình trạng dạ dày bị đau cấp và mãn tính. Bệnh nhân đau dạ dày nếu không điều trị sớm, kết hợp với việc sử dụng các thực phẩm không phù hợp, sẽ khiến dạ dày rơi vào tình trạng chảy máu. Nếu dạ dày mất máu quá nhiều, tử vong có thể xảy ra.
- Thủng dạ dày: Thủng dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất do đau dạ dày gây ra. Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương lâu ngày, chúng sẽ càng ngày càng mỏng đi, hình thành nên các vết loét. Dần dần, các vết loét sâu hơn sẽ tạo thành các vết thủng trên dạ dày. Trong trường hợp bị thủng dạ dày, nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp sẽ dẫn tới tử vong.
- Ung thư dạ dày: Nếu đau dạ dày hình thành do vi khuẩn HP gây nên, nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày rất cao. Theo thống kê, ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ 2 ở Việt Nam. Ở nam giới, ung thư phổi đứng đầu, còn đối với nữ giới là ung thư vú.
Dấu hiệu và triệu chứng đau dạ dày
- Đau bụng vùng thượng vị: Vùng thượng vị là khu vực nằm giữa hai bên xương sườn và dưới mũi xương ức. Đây là triệu chứng điển hình nhất của đau dạ dày. Các cơn đau xuất hiện nhiều hơn vào lúc đói, ngay sau khi ăn no hoặc khi vận động mạnh.
- Buồn nôn, nôn: Ở những người bị đau dạ dày nhẹ, triệu chứng nôn, buồn nôn rất hay xảy ra. Niêm mạc dạ dày tổn thương ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Thức ăn khi đi vào cơ thể không tiêu hóa hết được mà tích trữ lại, trào ngược từ dạ dày, đẩy lên miệng gây ra buồn nôn và nôn. Đây còn là biểu hiện của: Viêm dạ dày cấp, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.
- Chướng bụng, khó tiêu: Khi đau dạ dày thức ăn thường tồn đọng trong bao tử khiến người bệnh cảm thấy bụng đầy lên vô cùng khó chịu. Nhất là khi ăn những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
- Ợ chua, ợ nóng: Hiện tượng này xảy ra do acid trong dịch vị dạ dày tiết ra quá nhiều, kèm theo đó là rối loạn tiêu hóa dẫn đến thức ăn lên men. Vì vậy mà người bệnh đau bao tử hay gặp phải tình trạng ợ chua, ợ nóng.
- Chán ăn, sút cân: Đau dạ dày khiến cơ thể tiêu hóa kém. Cùng với đó, chướng bụng đầy hơi khiến bệnh nhân mất đi cảm giác ngon miệng, chán ăn. Dần dần, cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến người bệnh ngày càng gầy đi, sút cân không mong muốn.
- Chảy máu tiêu hóa: Nôn ra máu, đi ngoài ra máu, phân đen,… Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng này, bệnh đau dạ dày của bạn đã tiến triển đến giai đoạn nặng và cần phải nhập viện ngay.
- Các triệu chứng khác: Tức ngực, khó thở, cơ thể mệt mỏi, khó tập trung,..
Nguyên nhân bệnh đau dạ dày
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày, trong đó, điển hình là các nguyên nhân sau:
Nhiễm khuẩn Hp (H.pylori): 70% số người mắc bệnh đau dạ dày là do vi khuẩn Hp gây nên. Vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể người bệnh thông qua đường ăn uống. Chúng len lỏi, chui xuống và bám vào thành dạ dày. Hp là vi khuẩn duy nhất tồn tại được trong môi trường axit đậm đặc của dạ dày. Chúng sinh sống và tiết ra các độc tố gây viêm nhiễm và làm teo niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn Hp cũng chính là nguyên nhân hàng đầy gây nên đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.
Thói quen ăn uống: Ăn quá nhanh, ăn không đúng bữa, đúng giờ, ăn trước khi đi ngủ, ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, khó tiêu,… chính là một trong những nguyên nhân hình thành nên các cơn đau dạ dày. Những thói quen xấu này gây cho dạ dày nhiều áp lực, khiến dạ dày phải co bóp và hoạt động nhiều hơn. Dần dần, đến một thời điểm nhất định, sẽ gây nên đau dạ dày.
Stress, căng thẳng: Áp lực, căng thẳng kéo dài cũng gây cho dạ dày những tổn thương không nhỏ. Stress khiến cho dạ dày tiết ra nhiều dịch vị hơn, gây ra tình trạng co thắt dạ dày, kích thích nhu động ruột khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Uống nhiều rượu bia: Với bệnh đau dạ dày, rượu bia được xem như một chất xúc tác khiến bệnh nguy cấp hơn. Lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày sẽ bị phá hủy bởi chất cồn trong rượu bia gây nên. Từ đó, hình thành nên các biến chứng viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thậm chí là thủng dạ dày.
Nguyên nhân đau dạ dày do thuốc lá, chất kích thích: Thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà nó còn là liều thuốc độc đối với dạ dày của bạn. Trong thuốc lá có chứa nicotine – chất này có khả năng bài tiết ra pesin và axit clohydric – có khả năng trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày.
Nguyên nhân gây ra đau dạ dày do lạm dụng thuốc giảm đau: Như chúng ta đã biết, thuốc giảm đau có thể giúp bệnh nhân cắt cơn đau một cách nhanh chóng, nhưng sẽ gây nên những tác động xấu cho dạ dày. Các loại thuốc chống viêm không steroid như: aspirin, ibuprofen, phenylbutazone,… nếu sử dụng nhiều sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày và khiến cho chúng mất đi chức năng tự bảo vệ.
Chẩn đoán đau dạ dày
Chỉ dựa vào triệu chứng không đủ để chắc chắn rằng bạn có đang mắc bệnh đau dạ dày hay không. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng nói trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác trình trạng bệnh.
Nội soi dạ dày: Nội soi dạ dày là phương pháp kiểm tra tốt nhất khi bệnh nhân đang có các triệu chứng mắc đau dạ dày hay các bệnh lý về tiêu hóa. Qua quá trình nội soi, bác sĩ sẽ xác định được người bệnh có bị đau bao tử hay không, độ to nhỏ của chỗ loét dạ dày, giám định, phân biệt viêm dạ dày lành tính hay ác tính.
Xét nghiệm Hp: Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây nên bệnh đau dạ dày. Vì vậy khi chẩn đoán xem bệnh nhân có mắc đau bao tử hay không, người bệnh cần phải tiến hành xét nghiệm Hp. Nếu kết quả dương tính, cần phải sử dụng thuốc để điều trị tận gốc, tiêu diệt vi khuẩn Hp. Hiện nay, 4 cách xét nghiệm Hp thông thường là: nội soi, test vi khuẩn Hp bằng hơi thở, xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp, xét nghiệm máu phát hiện vi khuẩn Hp.