Người dân còn ‘thờ ơ’ với dịch bệnh MERS-CoV
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành ‘hợp lực’ phòng, chống dịch MERS
Lo lắng trước dịch bệnh
Trước tình hình dịch MERS-cov đang ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, Bộ Y tế nước ta đang cố gắng tìm cách phòng tránh dịch. Trong đó, Sở Y tế TP Đà Nẵng cũng chuẩn bị các phương án phòng dịch.
Sở Y tế TP Đà Nẵng rất lo ngại dịch MERS-cov có thể tràn vào Việt Nam thông qua sân bay quốc tế Đà Nẵng. Bởi, mỗi tuần, sân bay này có 22 chuyến bay từ Hàn Quốc với khoảng 4.500 khách. Cùng đó, có 63 chuyến bay một tuần với 12.000 đến 13.000 người từ Trung Quốc.
Trong khi đó, Hàn Quốc và Trung Quốc là hai quốc gia đang có dịch MERS-cov. Đặc biệt, mới đây, truyền thông Hàn Quốc đã lan truyền thông tin có thêm một ca tử vong, tăng số người tử vong vì dịch bệnh này lên 4. Tính đến ngày 4/6, số người mắc dịch tại Hà Quốc tăng thêm 35, trong khi số người bị cách ly hơn 1.660. Hơn 900 trường học tại Hàn Quốc phải tạm đóng cửa…
Hành khách nước ngoài vào TP Đà Nẵng được áp dụng tờ khai y tế
Đến nay, ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng chưa ghi nhận trường hợp nào mắc dịch. Sở Y tế yêu cầu bác sĩ bệnh viện Đà Nẵng tập huấn cán bộ y tế các tuyến về dịch bệnh này. Ngoài ra, Sở cũng tăng cường giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp thuộc diện giám sát, đồng thời chuẩn bị nhân lực, phương tiện nếu xuất hiện dịch.
Theo dự toán, khi chưa có dịch, toàn ngành cần 138 triệu đồng cho việc tập huấn, tuyên truyền, vật tư phòng chống dịch, phục vụ kiểm dịch tại cửa khẩu. Nếu có dịch, toàn ngành dự kiến sẽ chi 810 triệu đồng cho giám sát, điều tra, giải quyết ổ bệnh trong bệnh viện…
Tuy nhiên, đây chỉ là con số dự tính ban đầu. Tùy vào từng trường hợp, diễn biến của dịch bệnh mà phía lãnh đạo của ngành có thể sẽ đề xuất thêm. Tất cả chỉ với một mục đích chung là phát hiện bệnh sớm để khống chế, giảm tử vong tối đa và dập dịch sớm.
Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng cho biết, đã sẵn sàng phương án phòng chống dịch bệnh với hai đội phòng và chống dịch cơ động. Hiện tại có 90 bộ trang phục, 60 khẩu trang phòng chống dịch và 1.500 hóa chất sát trùng tẩy uế môi trường.
Sở Y tế cũng tăng cường tuyên truyền đến người dân các biện pháp phòng tránh. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu sốt trên 38oC, ho, khó thở cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra, giám sát y tế kịp thời.
Sẵn sàng ứng phó
Do số hành khách quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam thông qua sân bay Quốc tế Đà Nẵng lớn nên đã triển khai áp dụng tờ khai báo y tế cho du khách Hàn Quốc, Trung Quốc và khu vực Trung Đông. Ngoài ra, hành khách các nước này vào Đà Nẵng từ đường biển cũng được áp dụng tờ khai y tế.
Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng cho biết, đường bộ là một khe hở có thể dịch bệnh tràn vào thành phố. Khi phát hiện bệnh, không nên đưa vào bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Bởi, ở đây luôn tập trung đông người. Do đó, rất khó cho việc khống chế dịch bệnh lây lan qua đường tiếp xúc.
TP Đà Nẵng đã chuẩn bị các phương án nếu có dịch xảy ra
Trong khi đó, phía Sở Y tế lại có quan điểm ngược lại, cho rằng bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng là nơi thích hợp đưa người có dịch bệnh vào để khống chế, điều trị. Bởi, bệnh viện này đã có kinh nghiệm ứng phó với nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, nhân lực, phương tiện của bệnh viện này cũng có thể đáp ứng đối với những ca bệnh khó liên quan đến suy hô hấp cấp.
Theo đó, bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng sẽ sử dụng tầng 4 để tiếp nhận bệnh nhân nếu phát hiện có trường hợp nghi ngờ mắc dịch. Khu vực này hoạt động một chiều gồm bộ phận cách ly, điều trị và sau điều trị. Bệnh viện được lập thành bốn đội lưu động, mỗi đội 11 người gồm bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên phục vụ. Tầng bốn sẽ được chia làm ba bộ phận cách ly, điều trị và sau điều trị.
Bộ Y tế khuyến cáo: 1. Hạn chế đi tới các quốc gia đang có dịch bệnh tại khu vực Trung Đông khi không cần thiết. Trước khi đi du lịch cần tìm hiểu thông tin tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân. 2. Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng. 3. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. 4. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc. 5. Tránh tiếp xúc với động vật, vật nuôi, nếu đã tiếp xúc phải rửa tay bằng xà phòng. 6. Những người trở về từ khu vực Trung Đông, trong 14 ngày nếu có dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp như sốt trên 38°C, ho, khó thở hoặc có tiếp xúc gần với người có dấu hiệu như trên cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, kiểm tra, xét nghiệm MERS-Cov.
|