Haute Couture là phiên âm tiếng Pháp, có nghĩa là Thời trang cao cấp, có nguồn gốc từ Paris từ giữa thế kỷ thứ 19. Thời trang cao cấp khác thời trang may mặc sẵn, hay còn gọi là Ready-to-wear, ở chỗ những thiết kế của thời trang cao cấp thường được may bằng tay sau khi đo đạc rất tỉ mỉ các số đo trên cơ thể của khác hàng.
Chúng được làm từ những chất liệu tốt nhất, tất cả mọi khâu đều làm bằng tay để đạt đến sự hoàn hảo nhất. Chính yếu tố này khiến giá trị của mỗi món đồ thuộc dòng sản phẩm cao cấp có giá trị lên đến hàng trăm nghìn đô la.
Đầu tiên, Haute Couture là biểu tượng của thanh thế Châu Âu trên bản đồ thời trang thế giới. Chỉ có tầng lớp quý tộc hay phu nhân của những nhà tư bản công nghiệp giàu có mới có đủ khả năng để khoác lên mình những món đồ xa xỉ này.
Ngày nay, hầu hết các khách hàng đam mê từ khắp nơi trên thế giới từ Trung Đông cho tới Nga, Trung Quốc đều phải đổ xô đến Paris để mua sắm hàng hiệu cao cấp – nơi được xem là cái nôi của thời trang Haute Couture.
Mặc dù lãi xuất toàn cầu của ngành thời trang cao cấp vẫn tăng lên theo từng năm nhưng những người sành thời trang vẫn than thở rằng đó là một ngành “Nghệ thuật chết”.
Trên thực tế, thời trang Haute Couture đã “chết” từ chiến tranh thế giới lần thứ 2. Trong khoảng năm 1946 và 1967, số lượng các thương hiệu cao cấp tại Paris đã giảm từ 106 xuống còn 19.
Hiện nay, con số này chỉ còn 13 và nắm giữ vị trí thành viên thường trực trong Đoàn may đo cao cấp (Chambre syndicale de la haute couture).
Số lượng những người thợ thủ công Haute Couture cũng phải hứng chịu sự suy giảm tương tự. Hiện tại, tại Paris chỉ có khoảng 5-6 người thợ lành nghề trong khi đó vào cuối Thế chiến thứ 2, số xưởng duy trì ở con số 40. Để tự cứu vớt mình khỏi sự “tuyệt chủng”, Chanel và Dior đã thu mua những người thợ này từ những năm 1980.
Christian Dior được biết đến là một trong những “cái nôi” của thời trang cao cấp. Những sản phẩm của thương hiệu này luôn khiến các tín đồ điên đảo bởi nét tinh xảo, đẳng cấp và xa xỉ của mình. Để hiểu hơn một phần của thời trang Haute Couture nói chung và thời trang cao cấp Dior nói riêng, hãy khám phá những khuôn hình chân thực dưới đây:
Những chiếc lông vũ màu sắc của Nelly Saunier – bậc thầy về trang trí lông vũ tại Paris.
Một công đoạn thêu hoa trên thiết kế của Christian Dior
Công việc may khâu trong thời trang cao cấp được thực hiện rất tỉ mỉ, khéo léo
Mọi công đoạn của thời trang cao cấp đều thực hiện bằng tay
Bên trong xưởng may của nhãn hàng Dior
Các thiết kế được may đo trực tiếp trên cơ thể các người mẫu
Những người thợ may Haute Couture đều có tuổi đời khá lớn, họ là những người thợ rất lành nghề
Những người thợ thủ công có đôi tay khéo léo, sự kiên nhẫn
Một tác phẩm nghệ thuật được hình thành từ đôi tay của rất nhiều người thợ thủ công
Cận cảnh một phần trang trí sinh động trên thiết kế Haute Couture của Christian Dior
Mọi đường nét, đường kim mũi chỉ đều phải rất cẩn thận
Một người thợ già miệt mài với một thiết kế hết sức ấn tượng
Những người thợ thủ công Haute Couture còn được gọi là những “Nghệ sĩ của thời trang”
Xưởng may đo thủ công giống như một phòng thí nghiệm với những tính toán, đo đạc chính xác đến từ milimet
Video chế tạo thiết kế cao cấp của Christian Dior