Viêm dạ dày HP là do dạ dày nhiễm phải vi khuẩn HP gây những vết loét, chảy máu nếu để lâu sẽ gây biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày. Chính vì thế để phòng ngừa và điều trị thích hợp thì người bệnh cần nắm rõ về bệnh viêm dạ dày HP.
1. Thế nào là viêm dạ dày HP?
Vi khuẩn HP tồn tại trong lớp màng nhấy của dạ dày và thường không gây hại gì nhưng chỉ cần khi bạn sinh bệnh, sức đề kháng kém thì chúng sẽ nhanh chóng phát triển và xâm nhập vào niêm mạc bao tử gây ra các vết loét từ đó làm viêm dạ dày. Vi khuẩn HP chủ yếu lây qua đường ăn uống và khi đã phát triển thành viêm dạ dày HP thì co thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cơ thể của người bệnh.
2. Nguyên nhân gây ra viêm dạ dày HP
Nếu bị mắc bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP gây ra thì có thể là do một trong những nguyên nhân sau đây:
Do ăn uống, sinh hoạt chung với người bị nhiễm bệnh, vi khuẩn HP có thể dễ dàng lây lan qua đường nước bọt nên nếu có người trong gia đình hay thân thiết bị bệnh thì cần phải cẩn thận.
Do sử dụng nguồn nước hay thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhất là nguồn nước lấy từ ao, hồ chưa qua quá trình xử lý thì sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn và sẽ xâm nhập vào cơ thể mà chúng ta không biết.
Bệnh đau dạ dày còn gọi là đau bao tử dùng để chỉ hiện tượng đau có nguồn gốc tổn thương ở vị trí dạ dày như tình trạng viêm hay loét dạ dày. Bệnh đau dạ dày có ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh hoạt hàng ngày. Vậy triệu…
3. Triệu chứng của viêm dạ dày HP
Vào giai đoạn đầu, người bệnh sẽ thấy đau bụng vùng trên rốn, những cơn đau quặn thắt kèm theo cảm giác nóng rát có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng thường thấy nhất là sau các bữa ăn. Ít khi cảm thấy đói bụng cũng như luôn bị trướng bụng, ợ nóng, ợ hơi, tiêu hóa kém nên người bệnh sẽ thấy đầy bụng. Khi ăn cũng hay có cảm giác buồn nôn và có dấu hiệu giảm cân rõ rệt.
Khi bệnh nghiêm trọng hơn thì những cơn đau bụng sẽ tăng dần và cứ ăn xong thì đau bụng. Người bệnh còn bị nôn ói, chất nôn thẫm màu gần như đen, thậm chí khi đi ngoài thì phân cũng có máu. Đây là những biểu hiện khi dạ dày đã bị viêm loét nặng và có nguy cơ bị thủng.
4. Phương pháp điều trị viêm dạ dày HP
Bạn nên tới khám bác sĩ để có được chuẩn đoán chính xác cũng như cách điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc do bác sĩ cho thì bạn cũng cần phải tuân thủ theo những quy tắc sau:
Đặt ra thời gian ăn uống cố định cho bản thân, tránh đợi đến lúc quá đói mới ăn cũng như không ăn quá no.
Giành nhiều thời gian nghỉ ngơi và có thời gian làm việc hợp lý, không nên vì công việc mà bỏ bữa ăn.
Tuyệt đối không ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, thức uống chứa cồn, các loại có chứa chất kích thích và gây nghiện như thuốc lá.
Tăng cường các loại hoa quả và rau xanh vào khẩu phần ăn, hạn chế những món chua cay, nhai kỹ, nuốt chậm trong khi ăn.
Viêm dạ dày HP cóp thể chữa khỏi qua quá trình điều trị đúng cách nhưng trong một số trường hợp không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn HP nên bệnh vẫn có khả năng tái phát. Vì vậy, ngay cả sau khi đã khỏi bệnh thì bạn cũng nên tuân thủ theo các quy tắc vừa nhắc tới ở trên để vi khuẩn không có cơ hội tái hoạt động, gây bệnh trở lại.
5. Cách phòng ngừa viêm dạ dày HP
Bạn nên vệ sinh nơi ở cẩn thận cũng như cẩn thận trong nguồn nước mình đang dùng. Các thức ăn thì phải chế biến kỹ lưỡng để loại trừ các loại vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, trước khi ăn bạn cũng nên rửa tay sạch sẽ. Nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn HP thì tốt nhất là nên sử dụng chén đũa riêng để tránh tình trạng vi khuẩn lây lan.
Viêm dạ dày HP có những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng không chỉ tới dạ dày mà còn cho sức khỏe, do đó, nếu phát hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn thì bạn nên lập tức tới ngay bác sĩ để được chuẩn đoán cũng như chữa trị kịp thời.