Một nghiên cứu gần đây cho biết phụ nữ ăn quá nhiều khoai tây trước và trong thời kỳ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Tương tự như bệnh tiểu đường thông thường, tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ có thể hết bệnh hoặc không hết bệnh sau khi sinh, tuy nhiên vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thai nhi.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận khi họ so sánh một nhóm phụ nữ ít ăn khoai tây trước khi mang thai với một nhóm khác ăn nhiều khoai tây. Cuối cùng chỉ ra rằng khoai tây làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Nghiên cứu còn đưa ra khuyến nghị, phụ nữ mang thai nên thay thế khoai tây bằng các loại cây họ đậu, các loại rau lá xanh và gạo để giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có lượng đường trong máu tăng đáng kể, gây nên những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Kết luận trên được đưa ra sau khi thực hiện nghiên cứu trên 15000 phụ nữ có tình trạng sức khỏe ổn định, không có tiền sử mắc bệnh.
Ngoài việc hạn chế ăn khoai tây trước và khi mang thai, phụ nữ cũng cần tìm hiểu, trang bị đầy đủ kiến thức và tham khảo ý kiến bác sỹ trong suốt thời gian có ý định mang thai và cả trong thai kỳ.
Nói chung, trước khi có ý định mang thai, phụ nữ cần lên kế hoạch ăn uống khoa học. Mỗi bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ. Tập trung nhiều vào các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, cá hồi, các loại đậu, rau xanh, trái cây. Uống nhiều nước và hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh. Về mặt tâm lý, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress. Tập thói quen tập thể dục hàng ngày để tăng khả năng thụ thai.
Trong khi mang thai, vấn đề dinh dưỡng càng cần chú trọng. Mẹ bầu cần quan tâm hơn nữa đến việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo thai nhi nhận đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Nên tham khảo ý kiến bác sỹ về các vấn đề này.