Vi khuẩn HP ngày một gia tăng và có khả năng gây bệnh trên cả người lớn và trẻ em , đặc biệt xu hướng mắc trên trẻ em ngày một gia tăng. Chính vì thế làm sao để có thể loại bỏ được vi khuẩn hp, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh về dạ dày.
Nguyên nhân chính gây Loét dạ dày tá tràng, Viêm dạ dày mạn tính
Nhiễm khuẩn Hp và sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau (NSAIDs) là hai nguyên nhân chính dẫn tới loét dạ dày tá tràng. Điều này đã được y học hiện đại chứng minh và bác bỏ quan niệm cũ cho rằng thức ăn, thói quen sinh hoạt, sử dụng rượu bia là nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng. Trong khi loét dạ dày tá tràng do sử dụng thuốc có thể hồi phục dễ dàng nhờ việc điều chỉnh thuốc, giảm hoặc ngừng hẳn việc sử dụng thì loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp gây ra lại phức tạp hơn.
Để chứng minh cho tác hại của vi khuẩn Hp, chúng ta đều nhớ tới thí nghiệm y khoa nguy hiểm nhất trên thế giới của bác sỹ Barry Marshall, người đã tự gây nhiễm vi khuẩn Hp cho chính mình và sau đó bắt đầu có triệu chứng nhiễm khuẩn Hp sau 1 tuần với các biểu hiện đau bụng vùng thường vị, buồn nôn và nôn dữ dội, đầy bụng và chán ăn… Cho tới nay, không ai phủ nhận được vai trò chính của loại vi khuẩn này trong bệnh lý Loét dạ dày tá tràng.
Tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do Ung thư trên thế giới (xếp sau Ung thư phổi). Loại Ung thư này thường không được phát hiện sớm và chưa có biện pháp phòng ngừa chủ động. Mỗi năm, có khoảng 1 triệu ca mắc Ung thư dạ dày được phát hiện, tỷ lệ sống sót trong 5 năm kể từ khi phát hiện Ung thư dạ dày là rất thấp, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Những yếu tố nguy cơ dẫn tới Ung thư dạ dày như gen di truyền, chỉ số BMI, chế độ ăn, uống rượu, hút thuốc, tiền sử bệnh dạ dày, nhóm máu, vi khuẩn Hp…. Trong đó, vi khuẩn Hp là yếu tố nguy cơ hàng đầu, theo tổ chức Y tế thế giới WHO.
Vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày
Trong một nghiên cứu rất công phu của các GS.BS đầu ngành tiêu hóa Việt Nam (GS. Tạ Long, GS. Đái Duy Ban…) đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa Ung thư dạ dày và nhiễm khuẩn Hp trong 208 bệnh nhân. Các nhà khoa học đã phối hợp giữa trung tâm trường ĐH Y Hà Nội và trường Đại học Y Fukini – Nhật Bản, để hoàn thiện công trình. Trong nghiên cứu này cũng như các nghiên cứu khác trên thế giới đều cho kết quả là tới trên 90% bệnh nhân Ung thư dạ dày có nhiễm vi khuẩn Hp hoặc đã từng nhiễm vi khuẩn Hp trong cuộc đời.
Bên cạnh đó, nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em cũng được cho là nguyên nhân gây gia tăng tỷ lệ Ung thư dạ dày bởi Ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra thường tiến triển theo nhiều năm tháng sau nhiễm khuẩn, đặc biệt với những trường hợp nhiễm khuẩn nhưng không được điều trị triệt để.
Phương pháp điều trị bệnh lý dạ dày có vi khuẩn Hp
Kể từ sau năm 1983 tới nay, khi bác sỹ người Úc – Barry Marshall tìm ra vi khuẩn Hp và vai trò chính của loại vi khuẩn này trong các bệnh lý dạ dày, ông cũng đồng thời tìm ra cách để chữa trị bệnh lý dạ dày có vi khuẩn Hp cho tất cả những bệnh nhân tìm đến với ông bằng thuốc kháng sinh. Từ năm 1990 trở đi, việc điều trị bệnh lý dạ dày có vi khuẩn Hp bắt buộc phải tiệt trừ vi khuẩn Hp trong dạ dày.
Phác đồ để điều trị bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp là phác đồ sử dụng kết hợp ít nhất 2 loại kháng sinh với một thuốc ức chế acid dạ dày. Thuốc kháng sinh có vai trò tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Hp, trong đó thuốc giảm tiết acid dạ dày có tác dụng hỗ trợ làm lành vết loét trong dạ dày, giảm viêm dạ dày. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả diệt trừ Hp của kháng sinh, bệnh nhân cũng có thể sử dụng kết hợp kháng thể chống vi khuẩn Hp, một phát minh của người Nhật Bản.
3 thách thức trong việc điều trị vi khuẩn Hp của bệnh nhân
Bằng cách sử dụng phác đồ điều trị Hp, bệnh dạ dày được chữa trị hiệu quả hơn hẳn so với trước đây, giúp giảm thiểu số ca bệnh biến chứng xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, việc điều trị vi khuẩn Hp gặp nhiều thách thức lớn buộc các nhà khoa học phải tìm ra nhiều khám phá mới để khắc phục khó khăn.
Thứ nhất là tình trạng Hp đề kháng kháng sinh ngày càng gia tăng. Theo nhiều nghiên cứu tiến hành trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tỷ lệ vi khuẩn Hp đề kháng các loại kháng sinh điều trị ngày một gia tăng nhanh chóng, thậm chí có nhiều chủng vi khuẩn Hp đã đề kháng nhiều loại kháng sinh điều trị. Hiện nay tỷ lệ tiệt trừ thành công vi khuẩn Hp trong phác đồ đầu tiên chỉ đạt được khoảng 45%, có tới 55% ca điều trị thất bại sau phác đồ đầu tiên.
Vi khuẩn Hp kháng thuốc và đa kháng thuốc ngày càng gia tăng
Thứ hai là tình trạng nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em gia tăng cùng tỷ lệ nhiễm bệnh dạ dày. Việc điều trị vi khuẩn Hp ở trẻ em gặp rất nhiều thách thức do tỷ lệ Hp kháng thuốc ở trẻ em cao hơn ở người lớn, kháng sinh lựa chọn trong điều trị Hp ở trẻ em hạn chế, khả năng tuân thủ điều trị bệnh của trẻ em thấp và tỷ lệ tái nhiễm Hp sau điều trị cao do không biết cách phòng tránh nhiễm khuẩn Hp. Hiện nay, ngay cả những trẻ khoảng 2 tuổi, 3 tuổi cũng có thể bị viêm dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra, việc điều trị đúng phác đồ kháng sinh cho trẻ ở lứa tuổi này gần như không thể.
Thứ ba là tình trạng lây nhiễm vi khuẩn Hp, tái nhiễm vi khuẩn Hp không kiểm soát được. Con đường lây nhiễm phổ biến nhất là con đường ăn uống, do vệ sinh ăn uống kém, do sinh hoạt cùng bệnh nhân nhiễm khuẩn Hp. Do đó, việc phòng ngừa mắc vi khuẩn Hp cũng gặp khó khăn. Thách thức này đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng tạo ra một loại vaccine chống lại vi khuẩn Hp hoặc một loại chế phẩm có thể sử dụng được để phòng ngừa lây nhiễm đồng thời chống tái nhiễm vi khuẩn Hp trong quy mô cộng đồng.