Bé đã chào đời rồi, mẹ sẽ rất bận rộn với những kế hoạch riêng cho bé. Nhưng trước tiên hãy thực hiện 15 điều quan trọng sau đây nhé.
1. Viết nhật ký chào đời của bé
Sau sinh là giai đoạn thích hợp nhất để mẹ viết nhật ký ghi lại mọi chi tiết xảy ra trong ngày con yêu chào đời. Lúc này mẹ vẫn nhớ rõ từng khoảnh khắc, từng cảm xúc của mình trong ngày trọng đại ấy. Nếu không viết ngay, những cảm xúc thiêng liêng đó sẽ dễ bị lu mờ trước hàng loạt những rắc rối và bận bịu của cuộc sống chăm con nhỏ.
2. Lưu giữ những kỷ vật trong viện cho bé
Kỷ vật quan trọng nhất sẽ luôn khiến mẹ rưng rưng khi nghĩ đến chắc chắn là biển gắn tên, gắn số của bé khi còn ở trong bệnh viện. Mẹ hãy tìm nơi cất giữ thật cẩn thận kỷ vật thiêng liêng này nhé.
3. Chụp ảnh con
Chụp ảnh con ngay sau khi chào đời để lưu giữ lại khoảnh khắc độc nhất vô nhị của con lúc đó. Vì con sẽ phát triển và lớn rất nhanh, chỉ sau 2-3 ngày nhìn con đã khác rồi.
4. Thông báo với bạn bè, người thân về sự chào đời của em bé
Thông báo với mọi người tin vui này đồng thời thông báo với công ty bạn đang làm việc để được thanh toán tiền thai sản trong thời gian sớm nhất.
5. Ghi ra bất cứ câu hỏi nào
Sau khi ngập tràn trong hạnh phúc và những lời chúc mừng của mọi người, đã đến lúc mẹ bắt tay vào làm quen với việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Mẹ nên ghi ra bất cứ thắc mắc nào về cách chăm con và những kiêng cữ sau sinh để hỏi các bà các mẹ hoặc những người đã có kinh nghiệm.
6. Quyết định ngày cho bé đi tiêm phòng lao
Đa phần các bệnh viện thường tiến hành tiêm vắc xin viêm gan B cho bé ngay sau khi bé chào đời, vì đặc thù mũi tiêm này cần tiêm càng sớm càng tốt. Ngoài ra bé cũng cần tiêm phòng lao trong 1 tháng sau sinh, tuy nhiên cũng cần tiêm càng sớm để cơ thể bé tạo ra kháng thể ngay. Mẹ cần lên lịch hẹn tiêm phòng cho bé. Đừng nghĩ bé quá nhỏ mà không tiêm được. Tiêm phòng là việc rất cần thiết với bé, bé cần được tiêm đầy đủ để phòng chống lại các loại bệnh không có thuốc chữa.
7. Lên lịch hẹn khám sức khỏe với bác sỹ
Thông thường 1 tháng sau sinh, cả mẹ và bé sẽ được khám sức khỏe tổng thể. Các bác sỹ cũng là người có kinh nghiệm nên mẹ có thể ghi ra bất cứ thắc mắc nào và nhờ bác sỹ giải đáp.
8. Ghi nhật ký đầu đời của bé
Gần giống như nhật ký chào đời của bé nhưng nhật ký trong 1 năm đầu đời sẽ chi tiết hơn. Mẹ cần ghi lại những thông tin liên quan đến bé, cân nặng, chiều dài, thói quen và những trò chơi, bản nhạc bé thích.
9. Lên kế hoạch chụp ảnh con theo từng tháng
1 năm đầu đời bé sẽ phát triển rất nhanh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy mẹ hãy lên kế hoạch chụp ảnh bé theo từng tháng để theo dõi mốc phát triển của con và lưu lại những hình ảnh đáng yêu của bé.
10. Đừng ngại nhờ sự giúp đỡ của người thân
Sau sinh, cơ thể mẹ còn rất yếu nên chưa thể làm việc nhà hay nấu nướng. Hãy thuê người giúp việc hoặc nhờ sự giúp đỡ của ông bà hai bên nội ngoại. Khi cơ thể hồi phục hoàn toàn và đã quen với việc chăm con, bạn hoàn toàn có thể tự mình làm hết mọi việc.
11. Dự trữ thuốc hạ sốt cho con
Tham khảo ý kiến bác sỹ về loại thuốc hạ sốt phù hợp với tuần tuổi và cân nặng của bé. Đây là biện pháp đề phòng trong trường hợp bé bị sốt cao.
12. Học cách kiên nhẫn
Học cách kiên nhẫn với mọi thứ, vì nếu không bạn sẽ rất dễ bị căng thẳng, stress và trầm cảm sau sinh. Sau sinh mẹ sẽ gặp rất nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến chăm sóc con nhỏ. Kiên nhẫn học hỏi dần dần, bạn sẽ mau chóng thích nghi với mọi chuyện thôi.